Kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9: Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng cùng cả nước đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới

Trong phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là Xứ uỷ Bắc Kỳ, Thành uỷ và Tỉnh uỷ, phong trào cách mạng ở Hải Phòng, Kiến An phát triển mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh của công nhân những năm 1943, 1944 phát triển dưới hình thức bãi công đưa yêu sách.

Trong phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là Xứ uỷ Bắc Kỳ, Thành uỷ và Tỉnh uỷ, phong trào cách mạng ở Hải Phòng, Kiến An phát triển mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh của công nhân những năm 1943, 1944 phát triển dưới hình thức bãi công đưa yêu sách.

Ở vùng Đông Bắc, ngày 8-6-1945 Chiến khu Đông Triều ra đời phát triển rộng về địa bàn, trong đó có ảnh hưởng trực tiếp tới phong trào đấu tranh chống phát xít Nhật của Kiến An, Hải Phòng. Tháng 7-1945 lực lượng vũ trang chiến khu Trần Hưng Đạo đánh chiếm thị xã Quảng Yên (20-7) và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển lực lượng vũ trang ở Thuỷ Nguyên và thành lập căn cứ du kích ở Kim Sơn (Kiến An). Sự phát triển lực lượng chính trị và vũ trang ở Hải Phòng và Kiến An là điều kiện quan trọng để khi thời cơ chín muồi đã nổ ra khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945.

Ngày 22-8, Kiến An khởi nghĩa: bắt đầu khởi nghĩa từ xã lên huyện, tỉnh, từ nội thị ra ngoại thị và tiến công vũ trang có vai trò chính ở tỉnh lỵ. Hải Phòng khởi nghĩa ngày 23-8 kết hợp chặt chẽ lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị có vai trò quyết định, lực lượng vũ trang có vai trò xung kích, hỗ trợ, khởi nghĩa đồng thời nổ ra ở cả nông thôn và thành phố.

Một trong những chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20 là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang đó.

Mít tinh Tổng khởi nghĩa ở Quảng trường Nhà Hát Lớn, Hà Nội

Bài học thành công về thời cơ cách mạng

Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng là trên cơ sở thực lực cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động nắm bắt thời cơ, phát động toàn dân khởi nghĩa với quyết tâm đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền là kết quả của sự hội tụ hàng loạt nhân tố chủ quan và khách quan thuận lợi, là điểm nhấn cần thiết có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong khoa học và nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang. Chỉ có được thời cơ khi phong trào cách mạng đã phát triển mạnh mẽ có đủ sức mạnh cần thiết để đánh đổ chế độ thống trị cũ. Về điểm này, Đảng và nhân dân Việt Nam đã được tôi luyện qua 3 cao trào cách mạng suốt 15 năm từ sau ngày thành lập Đảng, đặc biệt là cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi sục từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta và Đông Dương (9-3-1945) cho đến ngày nổ ra Tổng khởi nghĩa. Không có sức mạnh to lớn của cao trào cách mạng rộng lớn do Đảng Cộng sản lãnh đạo với khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh, thì không thể chớp được cơ hội thuận lợi do tình hình thế giới mang lại để giành độc lập, giành chính quyền.

Sức mạnh của phong trào cách mạng rộng lớn của nhân dân cả nước là nhân tố quyết định có chớp được cơ hội hay không. Đương nhiên, nhân tố khách quan cũng rất quan trọng. Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với Nhật (8-8-1945) và chỉ trong vòng một tuần lễ đã đánh bại đạo quân hùng mạnh nhất của chế độ quân phiệt Nhật Bản, cùng với những đòn tiến công khác của quân Đồng minh, buộc Nhật phải đầu hàng (15-8-1945). Tình hình đó làm cho quân Nhật ở Việt Nam và Đông Dương hoang mang cực điểm, mất sức chiến đấu và cũng làm cho chính quyền phong kiến tay sai Nhật không nơi bấu víu, không còn có thể tiếp tục sự cai trị được nữa. Đó là điều kiện thuận lợi do hoàn cảnh khách quan đưa lại mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xử lý thành công làm cho cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và ít tổn thất.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã nhiều lần dự báo thời cơ để tích cực chuẩn bị lực lượng thúc đẩy thời cơ giành thắng lợi mau đến. Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh giải phóng và cơ hội giải phóng đang đến. Hội nghị Trung ương 11-1940 phân tích các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra chưa đúng thời cơ, phải chuẩn bị tốt hơn về thực lực. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 5-1941 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã giải quyết hàng loạt vấn đề then chốt của cách mạng giải phóng dân tộc, nắm bắt những diễn biến của tình hình cách mạng trong nước và chiến tranh thế giới để chủ động giành thắng lợi. Chỉ thị lịch sử của Ban Thường vụ Trung ương Đảng "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" ngày 12-3-1945 và những quyết định của Hội nghị Đảng toàn quốc ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ 14 đến 15-8-1945 đề ra những quyết định lịch sử trong đó có vấn đề chớp thời cơ, dũng cảm phát động toàn dân khởi nghĩa.

Thời cơ của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là nửa cuối tháng 8, nghĩa là sau khi Nhật đầu hàng (15-8) và trước khi quân Đồng minh vào nước ta để tước vũ khí quân Nhật. Nếu ta giành chính quyền sớm trước ngày 15-8 thì chắc chắn có nhiều khó khăn vì quân Nhật chưa đầu hàng Đồng minh, nhưng nếu chậm trễ sau cuối tháng 8 quân Đồng minh (quân Anh và quân Tưởng Giới Thạch - Trung Hoa) kéo vào thì tình hình rất phức tạp. Có thể coi việc quân Đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật và họ sẽ thực hiện âm mưu phá hoại cách mạng nước ta như một thách thức, một nguy cơ. Phải ngăn chặn nguy cơ đó. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chớp cơ hội ngàn năm có một, giành chính quyền trên cả nước và với tư cách người chủ đất nước để tiếp quân Đồng minh và cũng tạo điều kiện cho quân Nhật về nước an toàn.

Phát huy truyền thống Cách mạng Tháng Tấm trên từng chặng đường đổi mới

Bài học thành công về thời cơ cách mạng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã có ý nghĩa sâu sắc với nhiều chặng đường sau đó của cách mạng Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, bài học về tận dụng thời cơ, cơ hội và đẩy lùi nguy cơ để phát triển đất nước nhanh và bền vững chính là sự kế thừa và phát huy bài học thành công của Cách mạng Tháng Tám.

Tiếp tục truyền thống của Cách mạng Tháng Tám, Hải Phòng là địa phương đầu tiên ở miền Bắc nổ súng chống quân xâm lược Pháp (20-11-1946) và là địa phương cuối cùng được giải phóng (13-5-1955). Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hải Phòng có những điển hình tiên tiến với phong trào Sóng Duyên Hải. Hải Phòng vượt qua thắng lợi cuộc phong toả của Mỹ bằng thủy lôi (1972). Cuối những năm 70 Hải Phòng đi đầu trong tìm cơ chế mới với khoán sản phẩm ở Đồ Sơn và hiện nay không ngừng đổi mới và phát triển để trở thành thành phố công nghiệp năng động, hiện đại.

Chủ động và quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ tối đa cơ hội thuận lợi để phát triển đất nước, đó là tinh thần cơ bản trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng ta. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10 Đảng Cộng sản Việt Nam (4-2006) đã nêu rõ một trong những bài học chủ yếu là: "phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới"[1].

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, có những thời điểm Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải nêu cao bản lĩnh chính trị, bình tĩnh, chủ động vượt qua những thách thức rất nặng nề. Đó là sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu năm 1989, 1990 và sự tan rã của Liên Xô năm 1991. Đó là ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực Đông Nam á và Châu Á từ 1997. ở trong nước cũng có rất nhiều khó khăn thách thức mới nảy sinh. Những nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa 7 (1-1994) nêu ra, sau này trở thành những thách thức lớn. Phải thấy rõ nguy cơ, thách thức để chủ động vượt qua, đó là bản lĩnh của một Đảng cách mạng chân chính.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, trong điều kiện kết thúc chiến tranh lạnh, xuất hiện xu hướng đối thoại thay cho đối đầu và sự phát triển mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ, Đảng Cộng sản Việt Nam coi đó như thời cơ, cơ hội để đưa nước ta thoát ra khỏi thế bị bao vây, cấm vận để thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Nhiều cơ hội và thách thức mới

Mỗi bước phát triển của từng chặng đường đổi mới chẳng những Đảng và nhân dân ta tích luỹ được thêm kinh nghiệm mà còn tạo nên thế và lực mới cho đất nước. Có được thế và lực mới, có được sức mạnh tự thân (nội lực) cũng là tạo được thời cơ để phát triển, phải biết triệt để phát huy sức mạnh đó như Đảng và dân ta đã làm được trong Cách mạng Tháng Tám. Thời cơ, vận hội của cách mạng, của dân tộc không chỉ là những thuận lợi khách quan mà căn bản phải tạo nên sức mạnh bên trong, phải có thực lực cách mạng. Không ngồi đợi cơ hội thuận lợi đến mà phải phát triển thực lực để có thể tranh thủ tốt nhất cơ hội thuận lợi do khách quan đem lại.

Thách thức nổi bật hiện nay là nền kinh tế nước ta vẫn còn trong tình trạng kém phát triển và nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn là một thực tế. Đại hội 10 khẳng định quyết tâm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển trước năm 2010. Một thách thức lớn nữa là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Để vượt qua những thách thức đó đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực rất lớn của toàn Đảng, toàn dân. Đẩy lùi và đi tới khắc phục được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cũng là tạo cơ hội cho đất nước phát triển trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội 10 của Đảng nhấn mạnh chủ trương: "Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược; khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)"[2]. Chủ động khai thác các cơ hội càng đòi hỏi phát huy tối đa nội lực và sự khôn ngoan, đầy bản lĩnh trong khoa học, lãnh đạo chính trị. Ngày 7-11-2006, Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa họp tháng 2-2007 đã nêu rõ 5 cơ hội và 5 thách thức khi Việt Nam là thành viên của WTO. Những cơ hội và thách thức đó có mối liên hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hoá lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội. Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển.

Với thế và lực mới, Việt Nam khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái toàn cầu những năm 2007-2009. Năm 2008 Việt Nam đã vượt qua tình trạng một nước chậm phát triển, trở thành một nước có thu nhập trung bình. Năm 2009 bình quân thu nhập tính theo đầu người đạt 1200 USD. Năm 2010 là năm hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của kế hoạch 5 năm (2006-2010) và tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng lần thứ 11 vào đầu năm 2011. Phát huy tinh thần và bài học của Cách mạng Tháng Tám, Đảng bộ, nhân dân Hải Phòng đang cùng cả nước đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Phát huy truyền thống Cách mạng Tháng Tám trên từng chặng đường đổi mới
Bài học thành công về thời cơ cách mạng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã có ý nghĩa sâu sắc với nhiều chặng đường sau đó của cách mạng Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, bài học về tận dụng thời cơ, cơ hội và đẩy lùi nguy cơ để phát triển đất nước nhanh và bền vững chính là sự kế thừa và phát huy bài học thành công của Cách mạng Tháng Tám.
Tiếp tục truyền thống của Cách mạng Tháng Tám, Hải Phòng là địa phương đầu tiên ở miền Bắc nổ súng chống quân xâm lược Pháp (20-11-1946) và là địa phương cuối cùng được giải phóng (13-5-1955). Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hải Phòng có những điển hình tiên tiến với phong trào Sóng Duyên Hải. Hải Phòng vượt qua thắng lợi cuộc phong toả của Mỹ bằng thủy lôi (1972). Cuối những năm 70 Hải Phòng đi đầu trong tìm cơ chế mới với khoán sản phẩm ở Đồ Sơn và hiện nay không ngừng đổi mới và phát triển để trở thành thành phố công nghiệp năng động, hiện đại.
Chủ động và quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ tối đa cơ hội thuận lợi để phát triển đất nước, đó là tinh thần cơ bản trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng ta. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10 Đảng Cộng sản Việt Nam (4-2006) đã nêu rõ một trong những bài học chủ yếu là: "phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới"1.
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, có những thời điểm Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải nêu cao bản lĩnh chính trị, bình tĩnh, chủ động vượt qua những thách thức rất nặng nề. Đó là sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu năm 1989, 1990 và sự tan rã của Liên Xô năm 1991. Đó là ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực Đông Nam á và châu Á từ 1997. Ở trong nước cũng có rất nhiều khó khăn thách thức mới nảy sinh. Những nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa 7 (1-1994) nêu ra, sau này trở thành những thách thức lớn. Phải thấy rõ nguy cơ, thách thức để chủ động vượt qua, đó là bản lĩnh của một Đảng cách mạng chân chính.
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, trong điều kiện kết thúc chiến tranh lạnh, xuất hiện xu hướng đối thoại thay cho đối đầu và sự phát triển mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ, Đảng Cộng sản Việt Nam coi đó như thời cơ, cơ hội để đưa nước ta thoát ra khỏi thế bị bao vây, cấm vận để thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Nhiều cơ hội và thách thức mới
Mỗi bước phát triển của từng chặng đường đổi mới chẳng những Đảng và nhân dân ta tích luỹ được thêm kinh nghiệm mà còn tạo nên thế và lực mới cho đất nước. Có được thế và lực mới, có được sức mạnh tự thân (nội lực) cũng là tạo được thời cơ để phát triển, phải biết triệt để phát huy sức mạnh đó như Đảng và dân ta đã làm được trong Cách mạng Tháng Tám. Thời cơ, vận hội của cách mạng, của dân tộc không chỉ là những thuận lợi khách quan mà căn bản phải tạo nên sức mạnh bên trong, phải có thực lực cách mạng. Không ngồi đợi cơ hội thuận lợi đến mà phải phát triển thực lực để có thể tranh thủ tốt nhất cơ hội thuận lợi do khách quan đem lại.
Thách thức nổi bật hiện nay là nền kinh tế nước ta vẫn còn trong tình trạng kém phát triển và nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn là một thực tế. Đại hội 10 khẳng định quyết tâm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển trước năm 2010. Một thách thức lớn nữa là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Để vượt qua những thách thức đó đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực rất lớn của toàn Đảng, toàn dân. Đẩy lùi và đi tới khắc phục được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cũng là tạo cơ hội cho đất nước phát triển trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội 10 của Đảng nhấn mạnh chủ trương: "Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược; khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)"1. Chủ động khai thác các cơ hội càng đòi hỏi phát huy tối đa nội lực và sự khôn ngoan, đầy bản lĩnh trong khoa học, lãnh đạo chính trị. Ngày 7-11-2006, Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa họp tháng 2-2007 đã nêu rõ 5 cơ hội và 5 thách thức khi Việt Nam là thành viên của WTO. Những cơ hội và thách thức đó có mối liên hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hoá lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội. Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển.
Với thế và lực mới, Việt Nam khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái toàn cầu những năm 2007-2009. Năm 2008 Việt Nam đã vượt qua tình trạng một nước chậm phát triển, trở thành một nước có thu nhập trung bình. Năm 2009 bình quân thu nhập tính theo đầu người đạt 1200 USD. Năm 2010 là năm hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của kế hoạch 5 năm (2006-2010) và tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng lần thứ 11 vào đầu năm 2011. Phát huy tinh thần và bài học của Cách mạng Tháng Tám, Đảng bộ, nhân dân Hải Phòng đang cùng cả nước đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

     PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc

(Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng)

Đọc thêm