Lãi suất tăng - doanh nghiệp gặp khó

Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định tăng lãi suất (LS) cơ bản lên 9%/năm thì đồng loạt các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng biểu LS huy động mới 12%/năm theo đồng thuận giữa các hội viên với Hiệp hội NH Việt Nam (VNBA). Tuy nhiên, điều đáng nói là khi LS huy động tăng, đồng nghĩa với LS cho vay cũng tăng theo, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, hầu như tất cả các doanh nghiệp (DN) đều bước vào giai đoạn nước rút để hoàn thành kế hoạch năm và chuẩn bị cho các hợp đồng của năm mới, nên nhu cầu vốn của DN có thể nói là khá “nóng”.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định tăng lãi suất (LS) cơ bản lên 9%/năm thì đồng loạt các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng biểu LS huy động mới 12%/năm theo đồng thuận giữa các hội viên với Hiệp hội NH Việt Nam (VNBA). Tuy nhiên, điều đáng nói là khi LS huy động tăng, đồng nghĩa với LS cho vay cũng tăng theo, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, hầu như tất cả các doanh nghiệp (DN) đều bước vào giai đoạn nước rút để hoàn thành kế hoạch năm và chuẩn bị cho các hợp đồng của năm mới, nên nhu cầu vốn của DN có thể nói là khá “nóng”.

Mô tả ảnh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn nếu chi phí đầu vào giảm (Ảnh có tính minh họa).

Ông Võ Văn Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng Kỹ Việt cho rằng: Vốn sản xuất kinh doanh của nhiều DN chủ yếu là vốn vay NH, do đó mức LS như thời gian gần đây là 14,5%/năm cũng đã cao rồi. Vậy khi NHNN cho phép tăng LS cơ bản lên 9%/năm, kéo theo LS cho vay trên thị trường tăng theo. Hiện nay, các NH đều cho vay theo LS dao động mức từ 14% đến 15%/năm, điều này đồng nghĩa với chi phí vốn đầu vào của DN sẽ phải tăng theo và dĩ nhiên không tránh khỏi việc tạo sức ép tài chính lên DN, khiến không ít DN gặp khó trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi tỷ suất lợi nhuận nói chung của nhiều ngành kinh doanh hiện vẫn chỉ cao hơn LS ngân hàng một ít.

Đi “tiên phong” điều chỉnh tăng LS huy động bằng VND theo hướng xoay quanh 12%/năm là NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo đó, bắt đầu từ ngày 8-11, BIDV đã áp mức LS cho vay ngắn hạn xoay quanh 14%/năm, LS cho vay trung, dài hạn khoảng 15,5%/năm, tăng khoảng gần 1% so với mức cho vay cũ. Tiếp theo là NHTMCP Tiên Phong, NH Phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh, NHTMCP Phương Nam, NHTMCP Đại Á, Đông Á, Việt Nam Thịnh Vượng, Quốc Tế, Đại Dương... đều đã tăng LS huy động lên mức 12%/năm ở hầu hết các kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng, như vậy LS cho vay cũng tăng theo tương ứng. Không chỉ có các NHTMCP mà các NHTM Nhà nước cũng tăng LS huy động bằng đồng Việt Nam.

Hiện nay, vốn của hầu hết các DN phụ thuộc vào NH rất lớn, khoảng 30% là vốn tự có, còn lại 70% là đi vay. Qua thống kê cho thấy, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn trong thời gian qua không đủ để cho vay lại, nhiều NH phải nhờ vào nguồn vốn từ Hội sở chính. Giám đốc một công ty TNHH trong lĩnh vực xây dựng cho rằng: LS cho vay ở các NH thông báo xoay quanh mốc từ 14-16%/năm, song nhiều DN rất khó tiếp cận được nguồn vốn này, chỉ có các DN là đối tác lớn, làm ăn lâu dài mới hy vọng được NH xét cho vay, bởi hiện nay nhu cầu vay của DN tăng mạnh trong thời điểm cuối năm. Mặt khác, khi được phép cho vay theo LS thỏa thuận, có nghĩa rằng NH được phép cho vay ra với mức LS cao hơn 150% LS cơ bản, thì các NH không “dại” gì giảm đi một phần lãi của mình.

Việc để các NHTM huy động và cho vay theo thị trường giúp các NH giảm căng thẳng huy động vào thời điểm cuối năm, nhất là trong bối cảnh tâm lý người dân đầu tư mua vàng và USD khi giá biến động, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại lo lắng bởi chi phí vốn bị đẩy lên cao, giá thành sản xuất kinh doanh tăng. 

Bài và ảnh: Thành Lân

Đọc thêm