Làng siêu đại học

Tỷ lệ học sinh của làng năm nay đậu đại học dự đoán trên 90% và năm 2009 lên đến 98,2% khiến nhiều người kinh ngạc. Con số ấy cao hơn bất cứ một trường chọn, trường chuyên nào trên cả nước.

Tỷ lệ học sinh của làng năm nay đậu đại học dự đoán trên 90% và năm 2009 lên đến 98,2% khiến nhiều người kinh ngạc. Con số ấy cao hơn bất cứ một trường chọn, trường chuyên nào trên cả nước.
conglang.jpg
Cổng làng, cổng nhà, một trong những nét đẹp còn được lưu giữ khá nhiều ở Hành Thiện.
98,2% -  con số kỷ lục Ngôi làng hiếu trọng việc học danh bất hư truyền đó là Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định. Nói về truyền thống học hành khoa bảng, người xưa đã có câu: “Bắc Hà Hành Thiện/ Hoan Diễn Quỳnh Đôi” (ở miền Bắc có Hành Thiện, vùng Hoan Diễn miền trung có Quỳnh Đôi) để nói đến một trong hai ngôi làng nổi tiếng nhất về sự học hành và đậu đạt. Tiếp nối truyền thống cha anh để lại, con em Hành Thiện ngày nay vẫn không ngừng sự nghiệp đèn sách để lập nên những kỷ lục mà không phải ngôi làng nào cũng sánh kịp.
Ngôi làng hình cá chép

Hành Thiện với 6.000 dân toạ trên mảnh đất có hình giống như một con cá chép. Xưa các cụ đào sông quanh làng để chống cướp. Và ngôi làng có hình cá chép vì theo truyền thuyết thì “cá chép vượt vũ môn”.

Có lẽ ngay từ khi đào sông quanh làng các cụ đã cố ý làm như vậy với mong muốn con cháu trong làng có cơ hội mở mày, mở mặt với thiên hạ. Ngay cả cái tên Hành Thiện cũng là thông điệp của các cụ xưa với con cháu đời sau về việc sống sao cho tốt, cho đẹp và luôn biết làm việc thiện.
Để có những số liệu thống kê chính xác, chúng tôi đã tìm gặp ông Nguyễn Đăng Hùng, Hội trưởng Hội Khuyến học làng Hành Thiện. Ông mở tập hồ sơ do chính mình thống kê và đọc cho chúng tôi những con số gây sốc: “Năm 2008, 76 em thi, đậu 74 em đạt tỷ lệ 97,3%. Năm ngoái, 56 em thi, đậu 55, đạt tỷ lệ 98%”. Hầu hết con em làng Hành Thiện đều học ở trường THPT Xuân Hồng, một ngôi trường huyện bình thường thuộc hệ thống giáo dục cả nước như những ngôi trường khác. Người dân Hành Thiện phần đa vẫn làm nghề nông, cho nên con em họ ngoài thời gian đến trường vẫn phải gánh vác việc đồng áng phụ giúp gia đình. Không trường chuyên, không lò luyện thi, cũng không có bí quyết ấy vậy mà học sinh ở Hành Thiện sau khi tốt nghiệp THPT gần như tiếp tục theo học đại học và cao đẳng. Con em ở đây hầu như là tự học. Để trở thành tân sinh viên, xem ra là chuyện đương nhiên ở ngôi làng này. Ở mảnh đất này, “dòng họ học tập” được duy trì. Cha dạy con, chú dạy cháu... và từ đó đã hình thành một truyền thống học tập mà không nơi nào có được. Đi học và dạy học là hai nghề phổ biến nhất ở ngôi làng này. Nói đến những con số thống kê kỷ lục, ông Hùng phấn khởi khoe: “Không những tỷ lệ đậu đại học cao gần tuyệt đối mà năm nào hầu như Hành Thiện cũng có học sinh thi và đậu các giải cấp quốc gia. Cấp tỉnh cấp huyện thì nhiều không kể xiết. Không những học trong nước mà hiện nay rất nhiều em đang học ở nước ngoài ở các trường đại học danh tiếng. Mới đây nhất có em Đặng Ngọc Minh vừa tốt nghiệp loại giỏi ở một trường đại học của Singapore, lại tiếp tục được nhận học bổng một khóa học ở Thụy Sỹ”.
duonglang.jpg
Đường về làng.
Chuyện  ở làng học Bao đời nay, người dân Hành Thiện vẫn sống nhờ vào nghề nông. Ngôi làng này vẫn giữ được nét cổ kính mang dáng dấp của làng quê Việt Nam trước cơn lốc đô thị hóa. Theo sự chỉ dẫn của người làng, chúng tôi đến “xông đất gia đình khoa cử” Phạm Ngọc Toán. Đó là một mái ấm đơn sơ nằm ở gần cuối xóm 7 làng Hành Thiện. Ngôi nhà ngói giản dị nhỏ nhắn nằm ngoảnh lưng ra đường để lại khoảng sân và vườn rộng mà như lời anh Toán nói “để trồng rau nuôi lợn”.
Đất lành

Giáo sư Vũ Khiêu (cũng là người con của làng) từng viết về không khí học hành ở làng Hành Thiện: “Buổi sáng sớm trong vùng ấy đã vang lên tiếng đọc sách của con trai, tiếng đập vải của con gái xen lẫn tiếng sáo diều réo rắt suốt đêm. Con trai cố học giỏi thi đỗ, con gái gìn giữ nết na để phụng dưỡng cha mẹ, để giúp chồng ăn học, để dạy con cái nên người...”.
Vợ chồng anh Toán bao nhiêu năm nay vẫn phải lăn lộn cực nhọc để nuôi một lúc 3 con học đại học ở Hà Nội. Vợ chồng anh vẫn được người làng Hành Thiện ca ngợi như tấm gương sáng vượt khó, quyết tâm nuôi con nên người. Cả gia đình anh chỉ có 4 sào ruộng khoán, để trang trải việc học hành cho con, anh chị đã phải thuê thêm 10 sào nữa. Ngoài thuê ruộng, anh chị còn nuôi lợn, nấu rượu. Cháu đầu tiên của anh chị là Phạm Duy Trọng đã tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp năm 2008, hiện nay đang công tác tại Viện Bảo vệ thực vật. Cháu Phạm Thị Phương hiện đang là sinh viên ĐH Thương mại và cháu Phạm Ngọc Lâm là sinh viên ĐH Giao thông vận tải. Tiếp chuyện chúng tôi, anh Toán nhoẻn miệng cười: “Tiền vay nợ nuôi các con đi học đã 32 triệu đồng rồi. Sắp tới cũng bớt được gánh nặng đi chút ít bởi một đứa đã ra trường và hai đứa còn lại cũng chuẩn bị”. Ở Hành Thiện, đếm không hết những gia đình mà con cái cùng một lúc đang theo học đại học. Ví dụ như gia đình bác Nguyễn Viết Điều - bảo vệ Khu nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh - hiện cũng có 4 người con đang học đại học và cao đẳng, gia đình anh Phương Thắng, anh Ba Sâm...
dihoc.jpg
Những cử nhân tương lai của Hành Thiện.
Hội khuyến học lâu đời Có lẽ chính vì truyền thống học hành khoa bảng có từ xa xưa mà Hội Khuyến học ở Hành Thiện ra đời rất lâu rồi. Ông Nguyễn Đăng Hùng cho biết, khuyến học đã có từ thời phong kiến nhằm khích lệ động viên tinh thần học tập của thế hệ trẻ. Hội Khuyến học Hành Thiện chính thức thành lập năm 1944, “sớm hơn cả Hội Khuyến học Trung ương”, ông Hùng nói.
Làng học

Năm 2007, làng có 63/78 người dự thi đỗ đại học, cao đẳng. Năm 2008, số người đỗ đại học, cao đẳng đã là 74/76 người dự thi.

Cũng trong năm này, số học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh của làng lần lượt là 94 và 25 người. Năm 2009 tỷ lệ đậu lên tới 55/56.

Từ năm 1945 cho đến năm 2005, làng Hành Thiện có tới 16 người từng giữ các chức vụ từ Tổng Bí thư đến Thứ trưởng các Bộ; Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam có 6 người; 2 người nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động; 45 Giáo sư, Phó Giáo sư; 166 Tiến sỹ và Thạc sỹ; 1.500 Cử nhân.
Hội Khuyến học của làng hoạt động nhờ quỹ khen thưởng do con em làm ăn xa gần đóng góp. Mặc dù mức thưởng của Hội Khuyến học làng không nhiều nhưng là sự động viên, khích lệ tinh thần rất lớn đối với các lớp lớp học sinh trong làng. Hội Khuyến học của làng còn tổ chức các buổi lễ trao thưởng giản dị nhưng rất “trang trọng. “Những buổi lễ khen thưởng dành cho học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện và học sinh đỗ cao đẳng, đại học hàng năm đều trở thành những ngày hội. Buổi trao thưởng được truyền trực tiếp trên đài truyền thanh xã và được tất cả mọi người quan tâm. Đây chính là sự động viên khích lệ tinh thần không dễ gì có được đối với những lứa học sinh của làng. Những người con ra đi từ Hàn Thiện được chúng tôi dõi theo những bước đi trên con đường công danh sự nghiệp chứ không chỉ là động viên mấy năm học đại học. Hiện nay tôi đã lưu giữ ảnh chụp lưu niệm đến hàng chục khóa con em rời quê hương tìm học chữ. Có thể bây giờ chưa ai thấy giá trị, nhưng nhiều năm sau thì nó trở nên vô giá”, ông Hùng cho biết. Ông Hùng cảm động kể lại những tấm lòng đóng góp gây dựng quỹ hội: “Ông Nguyễn Duy Tiễn ở xóm 10, tuy sống ở Hà Nội nhưng lòng vẫn đau đáu về quê hương, những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh, ông gửi tiền về quê và mong muốn Hội Khuyến học làng phải không ngừng phát triển để động viên con cháu học hành. Sau này, con của ông Tiễn hàng năm vẫn đóng góp tiền ủng hộ cho Hội. Mỗi lần gặp mặt vào dịp đầu năm, tôi đều dặn các cháu, giàu chữ rồi mới giàu tiền, rồi từ đó mới có cái để giàu lòng nhân nghĩa hiếu thảo”.
Theo Giadihnet

Đọc thêm