Lãnh đạo các nền kinh tế hàng đầu bế tắc về hướng ngăn “chiến tranh tiền tệ”

Họ đều tìm đến Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để tìm giải pháp làm dịu căng thẳng hiện vốn đang khiến làn sóng bảo hộ dâng cao hơn.  
 
Họ đều tìm đến Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để tìm giải pháp làm dịu căng thẳng hiện vốn đang khiến làn sóng bảo hộ dâng cao hơn.

Lãnh đạo hàng đầu của các nền kinh tế thế giới cuối cùng đã không thể đưa ra biện pháp chấm dứt được mâu thuẫn về vấn đề tỷ giá các đồng tiền.

Họ đều tìm đến Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để tìm giải pháp làm dịu căng thẳng hiện vốn đang khiến làn sóng bảo hộ dâng cao hơn.

Trong buổi họp thường niên cuối tuần qua, chủ đề tỷ giá được quan tâm nhiều nhất tại buổi họp thường niên của tổ chức này tại Washington.

Những nhà lãnh đạo tham gia cuộc họp lo lắng về việc chính phủ các nước đang phụ thuộc vào đồng tiền bị định giá thấp để hỗ trợ tăng trưởng, điều này có thể dẫn đến hành động trả đũa và lập nên các rào cản thương mại. Trung Quốc hiện đã bị buộc tội hạ giá đồng nhân dân tệ, trong khi đó lãi suất thấp tại Mỹ và nhiều nước giàu chính là nguyên nhân khiến dòng vốn đổ mạnh vào các thị trường mới nổi.

Bộ trưởng Tài chính và người đứng đầu Ngân hàng Trung ương các nước cam kết cải tổ sự hợp tác tuy nhiên lại chẳng làm gì để thể hiện họ sẽ thay đổi cách thức hành xử ngoài việc để IMF nghiên cứu về vấn đề này.

Từ giữa tháng 6/2010, đồng USD hạ giá 11% so với đồng yên trong khi hạ chưa đầy 3% so với đồng nhân dân tệ, trọng tâm của hội nghị G20 trong những tuần tới sẽ là chứng minh các nhà hoạch định chính sách thế giới hiện đang bế tắc.

Nhiều ngày sau khi Bộ trưởng Tài chính Braxin lần đầu tiên nói đến cuộc chiến tiền tệ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ và chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu thể hiện sự không đồng tình với cách Trung Quốc đang hạn chế đà tăng giá của đồng nhân dân tệ ngay cả khi kinh tế nước này tăng trưởng vượt trội so với nhóm nền kinh tế thuộc G20.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói: “Hoạt động cân bằng toàn cầu không diễn biến tốt như kỳ vọng bởi nhiều rủi ro đối với đà phục hồi kinh tế. Thành công ban đầu của chúng ta sẽ có thể bị đánh mất bởi nhóm nước đã có thặng dư và bởi quy mô của các biện pháp can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn đồng tiền tăng giá.”

Cùng lúc đó, quan chức từ nhiều nền kinh tế mới nổi, trong đó có Trung Quốc, phàn nàn rằng lãi suất cơ bản thấp tại Mỹ và nhiều thị trường mới nổi đang khiến nhà đầu tư đổ mạnh vốn vào thị trường của họ. Chỉ số MSCI của TTCK mới nổi đã tăng 13% từ đầu tháng 9/2010.

My Vân

Theo Bloomberg

Đọc thêm