Lật lại cái chết bí ẩn của cựu trung tá tình báo Alexander Litvinenko

Vào trung tuần tháng 12/2012, tại văn phòng của quận Camđen, London, đã diễn ra phiên điều trần sơ bộ về cái chết của cựu sĩ quan tình báo Nga Alexander Litvinenko. Trong phiên điều trần này tòa án Anh sẽ giải quyết hàng loạt các câu hỏi có liên quan đến cái chết bí ẩn và hành tung của Litvinenko.

Vào trung tuần tháng 12/2012, tại văn phòng của quận Camđen, London, đã diễn ra phiên điều trần sơ bộ về cái chết của cựu sĩ quan tình báo Nga Alexander Litvinenko. Trong phiên điều trần này tòa án Anh sẽ giải quyết hàng loạt các câu hỏi có liên quan đến cái chết bí ẩn và hành tung của Litvinenko.

Cho đến nay người ta chỉ biết rõ là Litvinenko được cơ quan tình báo Anh - MI-6 giao nhiệm vụ giúp đỡ tình báo Tây Ban Nha. Giúp sức cho Litvinenko trong chuyện này là người đồng nghiệp Andrei Lugovoi.

Nghi phạm chính Andrei Lugovoi
Nghi phạm chính Andrei Lugovoi

Chánh án Robert Owen tuyên bố rằng, cuộc điều trần về Litvinenko sẽ không có sự tham dự của bồi thẩm đoàn, còn cuộc điều tra tư pháp sẽ bắt đầu vào ngày 1/5/2013. Điều này cho thấy, những người tham gia điều tra cần phải có thời gian để nghiên cứu cả “núi” tư liệu, văn bản theo yêu cầu của chính phủ Anh, cảnh sát London và công tố hoàng gia.

Theo kết quả của các nhân viên điều tra - cơ quan công tố Anh cần phải xác định hoàn cảnh cái chết của Litvinenko và xem xét đó có phải do bạo lực, liệu có cần thiết phải khởi tố hình sự đối với nghi can chính là đại biểu Duma quốc gia Nga - ông Andrei Lugovoi? Hiện tại theo giả thiết của công tố hoàng gia Andrei Lugovoi - đồng nghiệp cũ của Litvinenko ở cơ quan tình báo đối ngoại Nga - FSB, đã đổ vào trà chất phóng xạ polonium rồi cho Litvinenko uống. Như vậy phiên điều trần sơ bộ sẽ phải xem xét nguyên nhân vừa nêu về cái chết của Litvinenko, cũng như có hay không sự can dự của chính quyền Nga vào cái chết này và mọi việc sẽ phải được làm rõ khi tiến hành điều tra tư pháp.  

Như vậy, cuộc điều trần sơ bộ hứa hẹn sẽ rất thú vị và gợi mở khá nhiều điều mà lâu này cả người trong cuộc và người ngoài đều muốn biết. Các bên tham dự đều là những gương mặt đáng chú ý: Vợ của Litvinenko là bà Marina, doanh nhân Boris Berezovsky, người được coi là bạn và là cha đỡ đầu của Litvinenko. Trong văn phòng của Berezovsky, người ta cũng tìm thấy chất polonium. Andrei Lugovoi nghi can chính và chính quyền Anh - nước chủ nhà. Ủy ban điều tra Nga cử đại diện của mình tham dự phiên điều trần là Dmitri Kovtun, một sĩ quan tình báo đã về hưu.   

Trở lại với giả thiết ban đầu

Trong mỗi phiên điều trần, công chúng rất nóng lòng chờ đợi các tình tiết mới của câu chuyện tình báo hấp dẫn này. Các nhân vật tham dự quả là không phụ với sự chờ đợi. Vào ngày 13/12/2012, trong buổi điều trần sơ bộ, các luật sư của bà Marina tái khẳng định: Litvinenko là nhân viên hưởng lương của MI-6. Người liên lạc của cựu trung tá FSB là Martin. Các luật sư nói sẽ gọi Martin làm nhân chứng để người này kể về các mối hiểm nguy đe dọa Litvinenko và tại sao Litvinenko không thể tránh khỏi các mối đe dọa đó.

 Alexander Litvinenko sau khi bị đầu độc và được đưa vào bệnh viện
Alexander Litvinenko sau khi bị đầu độc và được đưa vào bệnh viện

Một điều gây khá ngạc nhiên là tuyên bố của góa phụ của luật sư Ben Emmerson rằng,  Litvinenko được MI-6 giao nhiệm vụ giúp đỡ tình báo Tây Ban Nha thu thập các thông tin về mối quan hệ của “mafia Nga” với những quan chức đã về hưu và đương quyền của chính quyền Nga.

Theo lời Emmerson, Litvinenko có hai chiếc điện thoại, một để liên lạc với Lugovoi, còn chiếc khác để liên lạc với Marina. Khi Litvinenko vào bệnh viện vì bị đầu độc, ông ta đã không buồn nói với cảnh sát mình là điệp viên của MI-6. Thay vào đó, ông trao cho viên cảnh sát Mr Griffiths chiếc điện thoại và yêu cầu người này gọi điện cho Marina để kể về những gì đã xảy ra.

Xoay quanh vấn đề này, Marina tiếp tục đòi hỏi cần phải làm rõ vai trò của tình báo Anh để xem cơ quan này đã có thể bảo vệ chồng bà khỏi các mối đe dọa như thế nào. Trong khi đó luật sư Hugh Davis - cộng tác viên của bên công tố cho biết, những người tham gia điều tra vụ án đều nhất trí rằng, việc đầu tiên là phải xác định sự liên can của chính quyền Nga đối với cái chết của Litvinenko. Theo lời Davis, nghiên cứu các tài liệu có thể thấy, dù ít hay nhiều, Moscow cũng có lỗi trong cái chết của Litvinenko. Ông này khẳng định, điều này thể hiện rất rõ trong các tài liệu được chính quyền Anh đưa ra.

Các tài liệu còn cho thấy, không có đủ cơ sở để buộc lỗi chính quyền Anh trong cái chết của Litvinenko, kể cả việc không thể bảo vệ người đã làm việc cho chính quyền này. Bên cạnh đó, luật sư Neil Garnham, bảo vệ quyền lợi của Bộ Nội vụ Anh cho rằng, ông “không thể khẳng định cũng như phủ định” chuyện Litvinenko làm việc cho Mi-6.

Bà Litvinenko Marina tại phiên điều trần
Bà Litvinenko Marina tại phiên điều trần

Trong quá trình điều trần, người ta cũng có cơ hội xem xét các đối tượng tình nghi khác. Trong đó có Boris Berezovsky, mafia Tây Ban Nha, phiến quân Chesnia, nhà điều tra người Ý - Mario Scaramella. Tuy nhiên, Hugh Davis nhấn mạnh, không có các bằng chứng thuyết phục về sự liên quan của những đối tượng vừa nêu đối với cái chết của Litvinenko.

Cựu trung tá FSB Alexander Litvinenko bí mật rời khỏi Nga vào năm 2000. Ông được biết đến nhiều vào năm 1998, khi tuyên bố mình và một nhóm đồng nghiệp được giao nhiệm vụ giết nhà tài phiệt Nga lưu vong tại Anh là Boris Berezovsky.

Vào năm 2001, Litvinenko xin tị nạn chính trị ở Anh. Vào tháng 11/2006 ông ta bị đầu độc bằng chất phóng xạ polonium một cách bí mật và chết trong một bệnh viện ở London. Chính quyền Anh cho rằng, nghi phạm lớn nhất là ông Andrei Lugovoi, đồng nghiệp cũ của Litvinenko tại FSB và là đại biểu Duma quốc gia Nga. Việc Nga từ chối giao Lugov theo yêu cầu của phía Anh đã dẫn đến những căng thẳng ngoại giao giữa London và Moscow.

Tựu trung, hướng điều tra chính vẫn nhằm vào Kremlin. Điều này đồng nghĩa với việc là mọi chuyện lại quay về với giả thiết thứ nhất, ngay sau khi Litvinenko qua đời. Khi đó giả thiết được đưa ra là người ta giết cựu trung tá FSB vì cho rằng ông ta chuẩn bị công bố không ít tài liệu có liên quan đến cái chết của nữ nhà báo Nga Anna Polikovskaja.

Giả thiết Tây Ban Nha

Giả thiết về Tây Ban Nha trước đây đã bị xem nhẹ. Còn lần đầu tiên đề cập đến sự liên quan của “mafia Nga” được Lugovoi đề cập vào tháng 5/2007, sau khi phía Anh đòi dẫn độ ông ta. Khi đó Lugovoi đưa ra giả thiết của mình về chuyện có thể xảy ra với Litvinenko. Trong đó, Lugovoi không loại trừ là người đồng nghiệp của mình bị sát hại vì đã giúp cảnh sát Tây Ban Nha bắt Zakharia Kalasov - một “bố già” của thế giới tội phạm Nga.  

Một chiến dịch lớn mà Tây Ban Nha tiến hành chống “mafia Nga” được thực hiện vào năm 2008, sau một năm rưỡi khi Litvinenko bị giết. Khi đó có gần 200 người bị bắt giữ. Những người này được cho là thuộc băng đảng tội phạm “Tambovckaja”. Sau này một vài người trong số đó dường như là có hợp tác với các cơ quan bảo vệ của Tây Ban Nha và Nga nên đã nhanh chóng được trả về cho phía Nga. Ngoài ra, còn một mối quan hệ không đơn giản trong thế giới tội phạm Nga - Tây Ban Nha là trường hợp Vladimir Tiurin.

Vào năm 2010 người này bị bắt theo yêu cầu của Madrid vì bị tình nghi rửa tiền và tham gia vào một tổ chức tội phạm. Trong vòng một năm chính quyền Nga toan tính trao Tiurin cho phía Tây Ban Nha, vì nghi ngờ người này nhập quốc tịch Nga không hợp pháp. Tuy nhiên cuối cùng thì Nga cũng công nhận Tiurin là công dân của mình và chỉ bắt giam giữ hắn ta tại Nga.  

Theo nguồn tin không chính thức, Tiurin được trao danh hiệu là “kẻ trộm hợp pháp” và là một trong những thủ lĩnh của thế giới tội phạm Nga. Hắn ta có quan hệ khá mật thiết với “bố già” của thế giới tội phạm Nga hiện nay là Aslan Usoyan. Cách đây không lâu, Tiurin bị hỏi cung về việc tham gia tổ chức gây rối của phe đối lập. Dường như hắn ta được giao nhiệm vụ tổ chức phá hoại đường sắt. Tuy nhiên, hắn ta nói rằng, chẳng biết phe đối lập nào cả và không hề tham gia các hoạt động chống đối chính quyền.

Trên một cái nền chung về “mafia Nga” như thế, những người tham gia phiên điều trần sẽ phải đưa ra các luận chứng về việc ai là người vô tội và kẻ nào có tội đối với cái chết của Litvinenko. Rất khó để có thể nói rằng bằng chứng mà các bên đưa ra là đầy thuyết phục. Nhưng liệu phía London có dám và có đầy đủ bằng chứng để cáo buộc lỗi Moscow trong chuyện này? Nên nhớ rằng, quan hệ giữa hai bên mới trở nên bình thường sau bao sóng gió kể từ khi cái chết của Litvinenko xảy ra.

Ngụy Ngữ Ngôn

Đọc thêm