Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Liên hoan phim mang tầm vóc quốc tế. Đó là một sự nỗ lực rất lớn của Ban tổ chức và nền điện ảnh nước nhà. Hãy lắng nghe những đạo diễn nổi tiếng Việt Nam “trần tình” cho khán giả những góc nhìn nghề nghiệp từ LHP này.
Bàn về “biển lớn”…
Trong buổi “tọa đàm xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam” diễn ra chiều 20/10 tại Nhà hát lớn Hà Nội, có nhiều ý kiến đóng góp về việc thúc đẩy sự phát triển cho nền điện ảnh nước nhà. NSND Thế Anh bộc bạch: “Theo tôi, muốn tạo ra sản phẩm hoàn hảo thì người làm ra sản phẩm phải có tay nghề cao. Việt Nam muốn có phim hay, phải có đạo diễn giỏi. Tại sao chúng ta không tuyển 20 sinh viên trẻ giỏi ngoại ngữ đi học biên kịch, phân cảnh, đạo diễn ở nước ngoài, chắc chắn 10 năm nữa, Việt Nam sẽ có những phim hay”.
Nói về sự học và đối ngoại của điện ảnh Việt với thế giới, NSND Thế Anh ngậm ngùi nhận xét: “Yếu tố con người là quan trọng nhất. Kể cả diễn viên cũng phải đi học. Nhìn nhận từ LHP quốc tế lần này, thấy nổi cộm một vấn đề lớn là: Nghệ sĩ Việt ít trao đổi với các nghệ sĩ nước ngoài về phim ảnh và chuyên môn, vì sao? Vì ngôn ngữ đã cản trở họ".
Bàn về giấc mơ “cá vượt vũ môn” cho nền điện ảnh Việt, ông Shaw Soo Wei - Giám đốc điều hành Liên hoan phim Quốc tế Hongkong chia sẻ: “Cần có thông tin sự hỗ trợ của nhà nước. Tạo khả năng cho các thể loại phim ở Việt Nam. Đồng thời cần thương mại hóa sự phát triển của phim trong nước. Phim Hàn quốc là một ví dụ hay, tuyệt vời. Họ dùng tiền có được từ những bộ phim có tính thương mại và đạt doanh thu cao để tái đầu tư. Chúng ta dùng thị trường phim trong nước để giới thiệu phim nước ngoài. Đó cũng là góc nhìn thú vị để phát triển điện ảnh”.
Mừng ít lo nhiều…
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức LHP quốc tế, có thể nói đây là sự kiện “để đời” cho nền điện ảnh nước nhà. Nhưng đứng trước sự thăng hoa có phần vội vàng của LHP quốc tế lần này, đạo diễn Đinh Anh Dũng tỏ ra băn khoăn: “Lẽ ra LHP quốc tế phải có trước đây vài năm, nhưng muộn còn hơn không. Có một vài điều khiến tôi e ngại chính là khâu tổ chức thiếu sự đồng nhất của cả một ê kíp. Cảm giác của tôi là một khung cảnh LHP quốc tế còn tẻ nhạt, thiếu sự phối hợp”.
Đạo diễn Lê Hoàng là người được cho là có nhãn quan sắc sảo và tinh tế đối với thời cuộc nhất. Nhưng khi nhận xét về sự kiện mang tầm quốc tế tại LHP quốc tế lần này là tiết mục “thảm đỏ”, tiết mục được cho là lộn xộn và khiến ban tổ chức và nghệ sĩ được tôn vinh không giấu được sự “lúng túng”. Thế nhưng đạo diễn Lê Hoàng lại nhận định bằng sự cởi mở, thoáng: “Sự kiện thảm đỏ thật sự không quan trọng.
Nguồn: Việt báo