Liên kết và liên thông - 2 mô hình thu hút thí sinh

Không ngừng mở ra các lĩnh vực đào tạo mới, các trường ĐH, CĐ còn tăng cường các hình thức đào tạo để thu hút thí sinh. Mùa tuyển sinh năm nay, các hình thức liên kết, đào tạo liên thông được đánh giá là khá hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu đa dạng của thí sinh.

Không ngừng mở ra các lĩnh vực đào tạo mới, các trường ĐH, CĐ còn tăng cường các hình thức đào tạo để thu hút thí sinh. Mùa tuyển sinh năm nay, các hình thức liên kết, đào tạo liên thông được đánh giá là khá hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu đa dạng của thí sinh.

Đào tạo liên thông - hấp dẫn thí sinh

Cùng một lúc mở các ngành đào tạo đại học thuộc dạng “hot” như  Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Công Nghệ thông tin, Điện tử  - Viễn thông, trường ĐH Quốc tế Bắc Hà còn thông báo tuyển sinh hệ cao đẳng các ngành Điện tử công nghiệp, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng. Lý do trường mở cả hai hệ là vì với mô hình này sẽ giúp sinh viên hệ CĐ có cơ hội học liên thông lên ĐH ngay tại trường…

Theo thông báo mới nhất của ĐHDL Văn Hiến, mùa tuyển sinh 2010 này sẽ triển khai tuyển sinh và đào tạo một số ngành Xã hội học chuyên ngành Kinh tế và phát triển; Xã hội học chuyên ngành truyền thông - báo chí… Bên cạnh đó, một số ngành thuộc nhóm ngành kinh tế như quản trị kinh doanh, kế toán… được nhà trường triển khai đào tạo liên thông để cạnh tranh đầu vào.

Tuyển sinh đào tạo liên thông hấp dẫn với nhu cầu đa dạng của thí sinh

Theo các chuyên gia tuyển sinh, hình thức liên thông được trường mở rộng từ hệ đào tạo trung học đến CĐ và lên thẳng ĐH là một trong những thế mạnh để các trường ngoài công lập để thu hút đầu vào. Mặc dù thí sinh sẽ mất nhiều thời gian hơn nếu học liên thông, tuy nhiên lại phù hợp với nhu cầu đa dạng và đặc biệt hợp lý với việc có thể chia làm nhiều giai đoạn học tập.

Với chỉ tiêu tuyển mà các trường được phân bổ như hiện nay thì tỉ lệ thí sinh đậu thẳng vào ĐH vẫn còn hạn chế. Việc mở rộng thêm kênh đào tạo liên thông giúp tăng tỉ lệ người tiếp cận với hình thức đào tạo ĐH mà cũng giúp thí sinh chủ động hơn trong việc trang bị kiến thức cho mình. Với từng bậc học, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đi làm với vốn kiến thức và tay nghề đã được trang bị tốt hơn nếu như đi làm ngay sau tốt nghiệp THPT.

Một công học được nhận 2 bằng

Có thể thấy rõ sức hút của hình thức liên kết đào tạo với ưu điểm được cấp 2 bằng của 2 cơ sở một lúc trong khi vẫn chỉ học một khóa. Ngoài ra, với ưu điểm về khả năng lựa chọn nơi học trong quá trình học, được tăng cường ngoại ngữ, khá nhiều thí sinh có nhu cầu đăng ký vào các ngành đào tạo dưới hình thức liên kết này.

Mùa tuyển sinh năm nay sẽ có hàng chục chương trình liên kết đào tạo mới. Cụ thể, ở phía Bắc có trường ĐH KHXH và NV, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa chính thức triển khai đào tạo liên kết quốc tế khóa đầu tiên cho ngành quản lí du lịch và quản lí hành chính công. Đây là kết quả hợp tác của liên kết quốc tế giữa nhà trường và ĐH Quảng Tây (Trung Quốc).

Cuối năm 2009, ĐH Điện lực và ĐH Kỹ thuật Praha cũng đã thỏa thuận hợp tác trong đào tạo nhân lực cho chương trình điện hạt nhân ở cả 3 trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ, thực hiện từ mùa tuyển sinh năm nay. Phía bạn sẽ cử chuyên gia sang ĐH Điện lực giảng dạy các môn học mà Việt Nam chưa chuẩn bị được giảng viên. Sau hai năm học trong nước cho chương trình đại học, 1 năm cho chương trình sau ĐH và 1 học kỳ cho chương trình tiến sĩ, các sinh viên của chương trình liên kết sẽ được chấp nhận vào học năm tiếp theo tại nước bạn.

Theo đánh giá của một số trường, các chương trình liên kết ngày càng thu hút sự chú ý của thí sinh dù mới trong giai đoạn đầu triển khai. Một trong những ưu điểm khiến loại hình đào tạo này ngày càng thu hút thí sinh đó là cơ hội chọn lựa ở cả đầu vào lẫn đầu ra khá đa dạng. Đối với chương trình liên kết giữa các đơn vị trong nước, hầu hết sinh viên có thể lấy 2 bằng chính quy do hai đơn vị liên kết cấp.

Còn với những chương trình liên kết nước ngoài, một lợi thế trước mắt đó là sinh viên có thể tiếp tục theo học những chương trình chuyển tiếp ở nước ngoài (theo từng chương trình liên kết) ở các cấp học cao hơn mà không phải thực hiện thi đầu vào. Đặc biệt, lợi thế mà sinh viên theo học chương trình liên kết với nước ngoài là sự đầu tư dạy ngoại ngữ của các đơn vị sẽ hơn hẳn chương trình đào tạo thông thường. Trong khi đó, điểm yếu của sinh viên nước ta hiện nay vẫn là trình độ ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp để có thể tự tin trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm.

Theo

Đọc thêm