Ngày 31-8 tới, kết thúc giải hạng Nhất quốc gia, cũng là thời điểm kết thúc lộ trình trở thành chuyên nghiệp của các CLB bóng đá Việt Nam . Việc này đã được VFF công bố năm 2009. Và cũng nhờ lộ trình lên chuyên nghiệp mà các CLB được tham dự sân chơi V-League, nên đã có đội hưởng lợi, có đội rớt chuyến tàu chuyên nghiệp.
|
Hà Nội ACB giành quyền lên V-League |
Chuyên nghiệp hóa tức là các CLB phải cổ phần hóa. Yêu cầu cổ phần hóa các CLB của VFF xuất phát từ quy định của LĐBĐ châu Á (AFC). AFC quy định tất cả các CLB đang thi đấu tại giải chuyên nghiệp của các quốc gia thành viên phải là doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng… Theo Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hải Phòng Phạm Văn Hùng, thành viên của VFF xem xét các CLB cổ phần hóa, thì trước giờ điểm binh, tạm thời chỉ có 11/14 CLB chuyên nghiệp.
CLB bóng đá nào tiến hành cổ phần hóa chậm so với thời hạn trên sẽ bị loại khỏi giải. Như vậy, 3 đội bóng có tên trong danh sách gồm Lam Sơn Thanh Hóa, Megastar Nam Định và TĐCS Đồng Tháp không biết có kịp trước ngày 31-8?. Nam Định đã xuống hạng, nhưng Đồng Tháp đoạt HCĐ và Thanh Hóa đi trận play-off sẽ ra sao?
Ở hạng Nhất, ngoài Hà Nội ACB giành quyền lên V-League, đội xếp thứ nhì Quảng Ninh chưa cổ phần hóa coi như cánh cửa V-League đã khép lại. Như vậy Thanh Hóa được hưởng lợi, họ không phải đá play-off với đội xếp thứ 3 hạng Nhất là Bình Định. Riêng Bình Định chưa cổ phần hóa nên mất suất đá play-off. Vì vậy, Navibank Sài Gòn, đội bóng xếp thứ 13 V-League 2010 lẽ ra phải xuống hạng, nhưng được hưởng lợi lớn, được đá trận play-off với Than Quảng Ninh.
Chuyên nghiệp hóa các CLB là chủ trương hợp quy luật phát triển, để các CLB tự nuôi sống mình.
V-League 2010 qua những con số PetroVietnam Gas V-League 2010 đã chính thức khép lại sau 26 vòng với tổng cộng 182 trận đấu. Dưới đây là một số thống kê về mùa giải. *Đội bóng ghi nhiều bàn thắng nhất: Bình Dương (48 bàn) *Đội bóng ghi được ít bàn thắng nhất: Nam Định (19 bàn) *Đội bóng bị thủng lưới nhiều nhất: Nam Định (47 bàn) *Đội bóng bị thủng lưới ít nhất: Hà Nội T&T (25 bàn) *Đội bóng có số trận thắng nhiều nhất: Hà Nội T&T, Xi măng Hải Phòng (14 trận) *Đội bóng có số trận thua nhiều nhất: Nam Định (20 trận) *Đội bóng có số trận hòa nhiều nhất: Sông Lam Nghệ An, Vissai Ninh Bình (10 trận) *Đội bóng có chuỗi bất bại dài nhất: Hà Nội T&T (8 trận) *Đội bóng có hiệu số bàn thắng bại tốt nhất: ĐT Long An (+12) *Đội bóng nhận nhiều thẻ vàng nhất: XMHP (82 thẻ) *Đội bóng nhận ít thẻ vàng nhất: Lam Sơn Thanh Hóa (45 thẻ) *Đội bóng nhận nhiều thẻ đỏ nhất: Nam Định (7 thẻ) *Đội bóng thay nhiều HLV nhất: Bình Dương, Vissai Ninh Bình (4 lần) *Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất: Merlo (Đà Nẵng, 19 bàn) *Trận đấu có nhiều bàn thắng nhất: Bình Dương – Lam Sơn Thanh Hóa (vòng 1, tỷ số 6-2) *Trận đấu ít khán giả nhất: Navibank Sài Gòn – Khánh Hòa (vòng 24, 300 người) *Trận đấu nhiều khán giả nhất: XMHP – SHB Đà Nẵng (vòng 14, 29.000 người) *Vòng đấu nhiều khán giả tới sân nhất: Vòng 14 (97.000 người) |
Trần Long