Lương của Ngô Bảo Châu ở Mỹ sẽ hơn 300.000 USD?

Theo số liệu do Cục thống kê lao động Mỹ công bố, thu nhập trung bình của các giáo sư làm việc ở các trường đại học ở Mỹ trong năm 2009 là 110.000 USD/năm, tùy theo từng chuyên ngành.
Theo số liệu do Cục thống kê lao động Mỹ công bố, thu nhập trung bình của các giáo sư làm việc ở các trường đại học ở Mỹ trong năm 2009 là 110.000 USD/năm, tùy theo từng chuyên ngành. Với các giáo sư cao cấp dạy tại những trường đại học danh tiếng thì mức lương có thể dao động từ 137.000 USD – 322.000 USD/năm. Số liệu do Cục Thống kê lao động Mỹ cho hay, giáo sư ĐH là một trong những nghề có thu nhập cao, khả năng thăng tiến nhanh nhất tại Mỹ với mức tăng khoảng 524.000 vị trí từ năm 2004 đến năm 2014. Các trường đại học và cao đẳng tư, độc lập trả lương giảng viên cao hơn so với các trường công. Vậy thu nhập của giảng viên so với thu nhập của những người làm trong các ngành khác thì sao? Tại Mỹ, thu nhập của giảng viên đại học dao động ở mức 110.000 USD/năm, tùy theo từng chuyên ngành, tương đương với thu nhập của các nhân viên làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính. So với các lập trình viên máy tính thì thu nhập của giảng viên thấp hơn khoảng 10%. Nhóm việc làm có thu nhập cao nhất ở Mỹ là quản lý. Tiếp theo là tiền lương của luật sư và các nhân viên làm việc trong lĩnh vực luật pháp.
Trường ĐH Chicago, nơi GS Ngô Bảo Châu sắp sang làm việc
Tuy vậy, những GS cao cấp, làm việc tại Viện Hàn lâm hay các trường đại học danh tiếng như Đại học Havard, Đại học Yale, Đại học Cambrige, Đại học Chicago (nơi GS Ngô Bảo Châu sắp sang làm việc vào tháng 10 tới) thì có thu nhập vô cùng cao, ở mức trên 300.000 USD/năm. Tạp chí Toán học tháng 3 năm 2010 thông tin, lương trung bình của các nhà toán học ở Mỹ vào năm 2006 khoảng 87.000 USD/ năm, trong đó, có 10\% số người có mức lương cao hơn 132.000 USD/năm và 10\% số người có mức lương thấp hơn 43.500 USD/năm. Bài báo dẫn nguồn từbáo cáo “Mathematics in Industry” của SIAM (Hội Toán học Công nghiệp và Ứng dụng của Mỹ) và bổ sung thêm những đặc thù của nghề làm toán ở nước Mĩ vào thời điểm đó. Năm 2006, Mỹ có 3.033 người mới được tuyển vào làm việc với tư cách là các nhà toán học (kể cả lý thuyết và ứng dụng). Trong số này, có 412 người được tuyển vào các công việc có tính chất "hàn lâm" (academic)  (thí dụ về các viện nghiên cứu hoặc làm trợ giảng tại các trường ĐH và CĐ), 1302 người được nhận vào làm tại các cơ quan hành chính (các cơ quan chính phủ như Bộ Quốc phòng, NASA, v.v...) và 1155 người vào làm tại các cơ sở  doanh nghiệp (công nghiệp, tài chính, v.v...). Trong số 1.155 người, có 748 người làm các công việc có tính chất nghiên cứu và phát triển, 277 người làm tư vấn quản trị và kỹ thuật và 112 người làm các dịch vụ kiến trúc và kỹ sư. Tác giả Phạm Trà Ân giới thiệu, các nhà toán học thường được làm việc trong các phòng làm việc khá tiện nghi và thoải mái. Hay đi công tác xa như dự hội nghị, hội thảo, hợp tác khoa học, v.v...) là một đặc điểm của họ.
Theo VTC & Tạp chí Toán học

Đọc thêm