Manh nha đường dây “chạy” sổ hộ nghèo

Ông Trần Bình Thuận và một số gia đình thuộc diện hộ tại ấp Bà Rịa, xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc liên tục có đơn gửi cơ quan chức năng phản ánh nhiều dấu hiệu khuất tất liên quan đến chế độ, chính sách đối với các hộ nghèo ở địa phương…

Thời gian qua, ông Trần Bình Thuận và một số gia đình thuộc diện hộ tại ấp Bà Rịa, xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc liên tục có đơn gửi cơ quan chức năng phản ánh nhiều dấu hiệu khuất tất liên quan đến chế độ, chính sách đối với các hộ nghèo ở địa phương…

Người nghèo bị ăn chặn?

Theo phản ánh, nhiều hộ có “sổ hộ nghèo” nhưng bị ém nhẹm tại xã, tiền trợ cấp hàng năm có hộ được nhận, có hộ không được nhận, số tiền phát cho dân không công khai minh bạch, có hộ đã thoát nghèo, có hộ có con làm nhà nước, có hộ có cả héc ta cao su, thậm chí có người đã… chết vẫn được cấp sổ hộ nghèo.  Lý giải việc này, một cán bộ ấp cho biết: “Cứ coi sổ hộ nghèo là tài sản chung của gia đình, bố mẹ chết thì con hưởng thừa kế có sao đâu…”.

ưgw
Ông Trần Bình Thuận trong buổi làm viên với phóng viên

Tiến trình cấp sổ hộ nghèo cũng thiếu minh bạch, không qua bình chọn và xét duyệt ở cơ sở, khi sổ đưa về thì được “cất” kỹ ở xã mà không giao cho dân…Vì vậy, người dân băn khoăn: Đặt ra sổ hộ nghèo để làm gì?, có không việc lợi dụng hộ nghèo để làm sổ, để nhận tiền chế độ của nhà nước nhưng bị “chặn” ở xã và ai được hưởng khoản tiền này?

Để tìm câu trả lời, ngày 23/9/2011, phóng viên tìm về địa chỉ theo đơn phản ánh để tìm hiểu sự việc. Từ quốc lộ 328, xe chúng tôi phải “bò” mấy cây số  ngoằn ngoèo trên con đường đất trơn trượt đầy các loại …“ổ”. Hàng chục người dân bức xúc chờ đợi tề tựu tại một ngôi nhà của hộ đúng nghĩa…nghèo: Nhà lợp tôn, tường lát chỗ gạch, chỗ gỗ, nền lát xi măng, không có giường nằm, ở góc nhà kê một bàn nhỏ, vài chiếc ghế tạp cọc cạch, chỉ có vài cái ly uống nước chẳng có cái nào giống cái nào, họ nhường ghế cho khách còn hầu hết phải ngồi bệt xuống nền nhà.

Khi được hỏi về nội dung khiếu nại, tố cáo, các hộ dân đều thống nhất ý kiến như nội dung trong đơn cũng như đã trao đổi qua điện thoại với phóng viên trước đó… Cuộc trao đổi đang diễn ra, bất ngờ hai người mặc sắc phục dân phòng, an ninh ấp ập vào nghiêm giọng hỏi: Các anh ở đâu về làm việc với dân mà không thông qua xã?. Chúng tôi trả lời là phóng viên về xác minh đơn thư của dân và hỏi “Các anh có biết việc gì xảy ra ở ấp, xã này không?”.

Họ nói có biết,  nhưng  vẫn hoạnh họe: “Nhà báo, muốn làm việc với dân cũng phải qua ủy ban”. Chúng tôi nhã nhặn: “Các anh yên tâm, chúng tôi tác nghiệp theo quy định, sau đây sẽ qua Huyện và xã để làm việc…”. Mấy người này ra ngoài sân trao đổi với nhau một hồi rồi quay lại hạ giọng: “Thôi, mấy anh cứ làm việc tự nhiên, bình thường, không có vấn đề gì nha…”. “Vậy chúng tôi có phải xa xã nữa không?”, phóng viên hỏi, thì họ nói: “Thôi, khỏi phải ra xã cũng được”.

Ông Trần Bình Thuận là thương binh, Phó Chi hội Ngưởi cao tuổi ấp, thay mặt một số hộ nghèo chuyển chio chúng tôi 40 cuốn sổ hộ nghèo của 40 hộ gia đình để chứng minh họ đã “thoát” nghèo nhưng vẫn được cấp sổ hộ nghèo. Việc những sổ hộ nghèo này đưa về nhưng lại được “giao”cho xã, nếu tiền chế độ của các sổ hộ nghèo này vẫn được cấp trên đưa về xã theo danh sách thì số tiền này vào túi ai?

Huyện nói có, xã bảo không?

Khi qua UBND xã Phước Tân thì cũng là lúc hết giờ làm việc buổi sáng, nên chúng tôi về huyện Xuyên Mộc để tìm hiểu vấn đề người dân bức xúc. Tại đây, ông Thịnh và ông Tám thuộc Phòng LĐTBXH huyện khẳng định: “Vụ việc người dân xã Phước Tân phản ánh là có cơ sở, chúng tôi đã có ý kiến chỉ đạo bộ phận chức năng của xã phải giải quyết và báo cáo về Phòng. Khi nào có kết quả, chúng tôi sẽ trả lời các anh bằng văn bản …”.

Sau đó, tại một buổi làm việc tại xã Phước Tân, khi chúng tôi đề cập vấn đề này thì được chủ tịch xã cho rằng “Không có vấn đề đâu. Mấy cuốn sổ hộ nghèo chuẩn quốc gia được làm cho một số hộ là khi các thủ tục được gửi lên huyện, lên tỉnh rồi thì cũng là lúc các hộ này được địa phương công nhận“thoát nghèo” xã chưa kịp báo lên trên nên vẫn được huyện, tỉnh hoàn tất sổ hộ nghèo cho người dân rồi gửi về xã. Đó là do thủ tục hành chính, chúng tôi sẽ chấn chỉnh. Các anh yên chí, xã làm sao “ăn” được tiền trợ cấp từ những sổ đã làm này…”

Sự việc xảy ra đã lâu, nhưng đến nay chúng tôi vẫn không nhận được bất cứ sự hồi âm nào của UBND huyện Xuyên Mộc và xã Phước Tân. Ngày 19/12/2011 một số người dân ấp Bà Rịa, xã Phước Tân tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết dứt điểm và xử lý nghiêm các  tổ chức, cá nhân sai phạm.

Ngày 15/12/2011, UBND xã Phước Tân và Đảng bộ xã Phước Tân cùng gửi cho ông Trần Bình Thuận hai giấy mời, một đến làm việc với Đảng ủy xã, một đến làm việc với Uỷ Ban và Đại diện Sở LĐvàTBXH tỉnh cùng lúc 8 giờ 00 ngày 16/12 với nội dung giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo. Đúng giờ ông Thuận đến làm việc với UBND xã nhưng không thấy ai tuyên bố lý do hay giới thiệu thành phần và nội dung cuộc họp. Ông Thuận hỏi: “Theo thư mời, hôm nay tôi làm việc với Sở LĐTBXH, vậy ai là đại diện của Sở, có thẻ công vụ hay giấy giới thiệu để chứng minh không?, thì cán bộ xã và 4 người lạ mặt không ai lên tiếng…Buổi làm việc không thành, khi mọi người ra về thì cán bộ xã gọi ông Thuận lại để ký biên bản nhưng ông Thuận không đồng ý. Ông Thuận cho rằng, cán bộ xã “ngoặc” với một số người nhân danh cán bộ Sở để hù dọa, trấn áp ông.     

Chúng tôi trao đổi qua điện thoại với Phó Vhur nhiệm UBKT Huyện ủy Xuyên Mộc, thì được trả lời có nắm được vụ việc nhưng đây là lĩnh vực chế độ, chính sách đối với người nghèo, việc này các cán bộ xã phải chịu tránh nhiệm, và nghe đâu đã kỷ luật một cán bộ  xã liên quan đến vụ việc này.

Tuấn Sơn

     
                                

Đọc thêm