PGS.TS Nguyễn Xuân Đề, Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội cho biết đơn vị này đang tiếp tục làm nghiên cứu để xem mầm bệnh trong máu bọ xít có truyền cho người hay không. Ông khẳng định, có rất nhiều bệnh được truyền từ máu động vật cho con người và ngược lại.
|
PGS.TS Nguyễn Xuân Đề |
.Thưa ông, người dân đang rất hoang mang về loại bọ xít hút máu người liên tiếp được phát hiện trong một thời gian ngắn. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, ông thấy sao về hiện tượng này ?
Loại bọ xít này đã có từ lâu rồi. Nhưng vì đến giờ, khoa học mới đủ điều kiện để làm rõ. Ngoài ra, cũng do kênh truyền thông và môi trường sinh thái đã thay đổi nên chúng đã chuyển từ ngoài để vào nhà sống với con người.
Nó có truyền bệnh cho người hay không? Chúng tôi cũng đang giải mã gen con ấu trùng có trong cơ thể của những con bọ xít đó có thật sự gây bệnh cho con người hay không hay chỉ có trên súc vật. Hiện nay, ở Việt Nam chưa thể khẳng định chính xác được điều gì cả bởi vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
.Một số chuyên gia phát hiện trong những con bọ xít đó có máu của người?
Máu người hay của chuột thì đến giờ cũng chưa khẳng định được. Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục làm nghiên cứu để xem mầm bệnh trong máu có truyền cho người hay không. Có rất nhiều bệnh được truyền từ máu động vật cho con người và ngược lại.
.Phải chăng việc phân tích máu khó thế, thưa ông?
Không khó nhưng Bộ Khoa học công nghệ cấp cho hơn 30 triệu thì sao nhanh được. Trong khi việc giải mã gen cũng rất tốn kém. Nếu như được cấp nhiều hơn thì chúng tôi sẽ có thêm điều kiện để làm nhanh.
Ổ bọ xít với gần 1000 con được phát hiện hôm qua, 20.9 nhiều con đang căng bụng máu và đã tìm thấy ký sinh trùng nội bào trong cơ thể những con côn trùng này. Hơn 100 người bị đốt có những triệu chứng như ngứa, đau, sưng thành vùng lớn nơi bị đốt; thậm chí, có người phải đến bệnh viện khám và điều trị. |
.Loại bọ xít hút máu này có khác so với giống bọ ở Trung Quốc có khả năng gây tử vong cho con người không, thưa ông?
Chưa thể khẳng định chính xác được và cần phải giải mã gen nữa. Chúng tôi đã nhận được nhiều loại bọ xít do người dân mang đến. Để có thể trả lời chính xác thì cần có thời gian.
. Vậy ông có thể hướng dẫn cho người dân nhận biết ban đầu để có thể tiêu diệt được loại bọ xít hút máu này ?
Chúng cũng như con rận, giệp, bọ chét thôi. Gia đình phải dọn nhà cửa sạch sẽ, phun hóa chất (kể cả thuốc diệt muỗi cũng được). Bọ xít này có cuộc sống chính ở ngoài môi trường, cây cối…
.Xin cảm ơn ông!
Đức Hiệp ( Thực hiện)
TS. Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (ST&TNSV) đã phát hiện ra một loài trùng roi sống trong hệ thống tiêu hóa của bọ xít hút máu thuộc lớp Protozoa và giống Trypanosoma. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 17 ngày sau, trứng sẽ nở thành ấu trùng và những con bọ xít hút máu sơ sinh này cũng sẽ phải tự đi tìm máu để sinh tồn”. Đáng chú ý, tỷ lệ trứng nở cực cao. Cứ 100 trứng bọ xít hút máu, có không dưới 90 trứng nở thành con. Theo Một số tài liệu của ngành Thú y cho thấy, loài Trypanosoma evansi đã được xác định gây bệnh cho trâu, bò, dê. |