Máy tính nhỏ nhất thế giới, gần 1mm vuông

Các nhà khoa học Mỹ đã sáng tạo ra chiếc máy tính cá nhân nhỏ nhất thế giới, kích thước chỉ gần 1mm vuông, giúp điều trị các bệnh nhân mắc chứng tăng nhãn áp.

Các nhà khoa học Mỹ đã sáng tạo ra chiếc máy tính cá nhân nhỏ nhất thế giới, kích thước chỉ gần 1mm vuông, giúp điều trị các bệnh nhân mắc chứng tăng nhãn áp.
Máy tính siêu nhỏ
Máy tính siêu nhỏ.

Chiếc máy tính này có dạng kính nén, được gắn trực tiếp vào mắt bệnh nhân. Mặc dù kích thước siêu nhỏ gọn, nhưng sức mạnh của nó lại vô cùng lớn.

Máy gồm một bộ xử lý siêu nhỏ micro, một cảm biến áp suất, bộ nhớ và pin siêu mỏng. Pin năng lượng mặt trời cùng radio không dây có ăng-ten có thể truyền dữ liệu sang thiết bị đọc bên ngoài.

Do các nhà nghiên cứu thuộc đại học Michigan, Mỹ phát triển, chiếc máy tính siêu mini sẽ sớm được bán rộng rãi trên thị trường, hứa hẹn sẽ làm thay đổi nền công nghiệp máy tính thế giới.

Nhóm các giáo sư Dennis Sulvester, David Blaauw và David Wentzloff, "cha đẻ" của sáng tạo máy tính siêu nhỏ, khẳng định, bộ phận radio của thiết bị này dễ dàng kết nối mạng không dây của những máy tính thông thường.

Mục đích thiết kế của máy tính siêu nhỏ này là có thể gắn trực tiếp vào mắt con người, để ghi nhận liên tục tiến trình phát triển của bệnh tăng nhãn áp, chứng bệnh có thể dẫn tới mù lòa vĩnh viễn.

Bộ xử lý trong chiếc máy tính này là thế hệ mới nhất của dòng chip Phoenix do các nhà nghiên cứu phát triển, gần như trong tình trạng “ngủ” nhằm tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng tiêu thụ. Bộ xử lý được đặt ở chế độ 15 phút hoạt động một lần.

Trong khi đó, pin năng lượng mặt trời tích hợp trên máy tính cần 10 giờ trong ánh sáng khi chủ sở hữu ở trong phòng hoặc 1,5 giờ ngoài trời để sạc đầy pin cho máy tính. Bộ nhớ có khả năng lưu trữ dữ liệu đo được trong một tuần.

Theo Báo Tiền phong

Đọc thêm