( Ảnh : Reviewnha.vn ) |
Bất chấp dịch covid 19 , giá nhà tăng mạnh ở các thành phố lớn
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về thị trường bất động sản công bố vào tháng 5/2021, hiện tượng tăng giá đất nền nóng cục bộ tại một số địa phương như Bình Phước, Hải Phòng, Đà Nẵng... đã được kiểm soát sau khi Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có các văn bản chỉ đạo kịp thời đưa ra các thông báo, cảnh báo cũng như công khai các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất trên địa bàn.
Điển hình như Hà Nội, TP.HCM… giá nhà đất đã hình thành mặt bằng mới. Nếu 3 năm trước căn hộ cao cấp khoảng 35 - 45 triệu đồng/m2 thì hiện nay phân khúc này đã điều chỉnh lên mức 40 - 60 triệu đồng/m2. Còn các phân khúc khác cũng đã liên tục thiết lập những mặt bằng giá mới trong 2 năm qua.
Được biết, hiện đối với các căn hộ bình dân có mức giá từ 25 - 30 triệu đồng/m2, các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không có, căn hộ có mức giá này chỉ có tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm. Trong khi nguồn cung loại căn hộ này ngày một hạn chế thì nhu cầu của người dân vẫn còn nhiều, dẫn đến giá bán phân khúc này tiếp tục tăng.
Sản phẩm chủ đạo trên thị trường vẫn là các căn hộ phân khúc trung cấp, chiếm phần lớn nguồn cung mở bán mới trong thời gian qua. Giá căn hộ chung cư trung cấp dao động khoảng 30 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2.
Riêng đối với căn hộ cao cấp (có mức giá trên 50 triệu) ghi nhận xuất hiện tại Hà Nội và TP.HCM ở một số vị trí đặc biệt, vị trí trung tâm với mức giá quảng cáo, chào bán rất cao như: Dự án One Central Saigon (nằm ở quận 1, TP.HCM) có mức giá bán dự kiến cao kỷ lục khoảng 650 - 800 triệu đồng/m2; dự án The Grand Hàng Bài ở vị trí đất vàng của Hà Nội với giá chào bán từ 570 - 700 triệu đồng/m2; Spirit Of Saigon (quận 1) giá khoảng 400 triệu đồng/m2; Sunshine Venicia Thủ Thiêm giá khoảng 150 triệu đồng/m2; The River Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) giá khoảng 110 triệu đồng/m2 tại TP.HCM.
Quảng Ninh lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Để tạo ra một Quảng Ninh khác biệt phát triển vượt trội, tỉnh cũng ra đề bài đối với các đơn vị tư vấn quy hoạch là phải đáp ứng được mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng và các quy hoạch ngành, lĩnh vực; có tính liên kết vùng; phải tạo nên bước đột phá trên cơ sở phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; bảo đảm tính hiện đại, đồng bộ, xứng tầm quốc tế...
Các đơn vị tư vấn hàng đầu nước ngoài như tập đoàn McKinsey, BCG (Mỹ), Nikken Sekkei, Nippon Koie (Nhật Bản) đã được tỉnh mời tham gia. Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích tự nhiên trên đất liền 6.178,8km2 và diện tích mặt biển trên 6.000km2 (do tỉnh quản lý) của tỉnh Quảng Ninh, với phạm vi 13 đơn vị hành chính: 4 thành phố (Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí); 2 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều) và 7 huyện (Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô).
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường vành đai 4 Tp.HCM
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường vành đai 4 Tp.HCM, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện các nội dung yêu cầu tại văn bản số 5393/VPCPCN ngày 6/8/2021 của Văn phòng Chính phủ; đồng thời chủ động, khẩn trương thực hiện các thủ tục liên quan để sớm triển khai nghiên cứu, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án thành phần của đường vành đai 4 TP. HCM đảm bảo khi sắp xếp được nguồn vốn thì tiến hành thủ tục triển khai ngay.
Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị các địa phương khẩn trương nghiên cứu sắp xếp nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai dự án; lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định; xác định tim tuyến đường vành đai 4 và các nút giao kết nối theo quy hoạch, giải pháp khai thác quỹ đất; rà soát, xác định quy mô đường vành đai 4 (giai đoạn phân kỳ đầu tư), đường gom (đường song hành), các chi tiết kỹ thuật có liên quan để phát huy hiệu quả đường vành đai 4.
Phân khúc bất động sản logistic, khu công nghiệp đang "lên ngôi" tại Việt Nam
Theo bà Trang Bùi, Giám đốc Cấp cao Thị trường Việt Nam JLL, trong khi Covid-19 đem lại những thay đổi đáng lo ngại cho cuộc sống và kinh tế, mặt khác nó cũng đã mở ra một cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành thương mại điện tử. Nhu cầu thương mại điện tử và dịch vụ dược phẩm tăng tốc đảm bảo rằng logistics và công nghiệp vẫn là loại tài sản vững vàng trong năm 2021. Dự báo khối lượng đầu tư vào lĩnh vực hậu cần và công nghiệp khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng từ 25-30 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2020 lên 50- 60 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2025. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics và vận hành thương mại điện tử nước ngoài cũng đang rất nỗ lực để không bỏ lỡ cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam.
Theo báo cáo của JLL, Việt Nam có định hướng phát triển công nghiệp theo mô hình 03 vùng kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng dọc xuyên suốt đất nước. Với tổng diện tích đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn cho thuê đến Q2 2021 lần lượt tại miền Bắc là 9,700 ha và 1,9 triệu m2; miền Trung là 6,600 ha và 30,500 m2; và miền Nam là 25,200 ha và 3,2 triệu m2.