Những khoảnh khắc ấn tượng: “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PLM) - Sáng nay (6-10), chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Hà Nội.
Màn thực cảnh tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng” đã mang tới những cảm xúc hùng tráng, đầy thiêng liêng về thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc, khi Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng - ngày 10-10-1954.
Màn thực cảnh tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng” đã mang tới những cảm xúc hùng tráng, đầy thiêng liêng về thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc, khi Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng - ngày 10-10-1954.
ĐThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội tới dự Ngày hội văn hóa Vì hòa bình (Nguồn: UBND TP. Hà Nội).

ĐThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội tới dự Ngày hội văn hóa Vì hòa bình (Nguồn: UBND TP. Hà Nội).

Không gian “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” ở khu vực hồ Hoàn Kiếm được trang trí rất đẹp và ấn tượng. Tôi cảm thấy thêm yêu Thủ đô, đất nước, tự hào về những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà các thế hệ người Hà Nội đang giữ gìn, phát huy. Chứng kiến những đổi thay của thành phố trong những năm qua, nhiều người dân sinh sống ở Hà Nội tham gia buổi lễ cảm thấy vô cùng xúc động vì một Thủ đô ngày một phát triển, vì một “thành phố vì hòa bình”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tại Tượng đài Vua Lý Thái Tổ trong chương trình Ngày hội văn hóa Vì hòa bình (Nguồn: UBND TP. Hà Nội).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tại Tượng đài Vua Lý Thái Tổ trong chương trình Ngày hội văn hóa Vì hòa bình (Nguồn: UBND TP. Hà Nội).

Mở đầu chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” là đại thực cảnh “Ký ức Hà Nội” gồm 3 phân đoạn.

Ở phân đoạn 1 với chủ đề “Ký ức Hà Nội - Những ngày toàn quốc kháng chiến”, khán giả được nghe bản mashup 2 ca khúc “Truyền thuyết Hồ Gươm" và "Người Hà Nội” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi do các ca sĩ Đăng Dương và Phạm Thu Hà trình bày. Trong phần này, câu chuyện huyền sử về vua Lê Lợi trả gươm báu cho thần Kim Quy ở hồ Hoàn Kiếm thể hiện ước nguyện Độc lập - Tự do - Hòa bình - Thịnh vượng, được tái hiện một cách sinh động.

Phân đoạn 2 với chủ đề “Cảm xúc tháng Mười”, tái hiện khoảng thời gian 9 năm kháng chiến gian khổ đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ huy hoàng, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Chiến thắng ấy là minh chứng cho tinh thần độc lập và khát vọng tự do cháy bỏng của toàn dân tộc, để ngày 10-10-1954, người dân Hà Nội tràn ngập trong niềm hân hoan, hạnh phúc đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô.

Màn thực cảnh tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng” đã mang tới những cảm xúc hùng tráng, đầy thiêng liêng về thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc, khi Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng - ngày 10-10-1954. Đó là khoảnh khắc không thể nào quên, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Màn biểu diễn kết hợp diễu hành tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng” với sự tham gia biểu diễn dàn kèn Quân nhạc Bộ Công an trình diễn “Khải hoàn ca” chào đón Đoàn quân trở về Giải phóng Thủ đô”.

Màn biểu diễn kết hợp diễu hành tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng” với sự tham gia biểu diễn dàn kèn Quân nhạc Bộ Công an trình diễn “Khải hoàn ca” chào đón Đoàn quân trở về Giải phóng Thủ đô”.

Ở phân đoạn 3, “Khí phách Hà Nội” thể hiện khí chất, sự sáng tạo của của người Hà Nội trong công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô.

Sau khi xem phim giới thiệu về các di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và Quốc gia vinh danh, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc nhất của Thăng Long - Hà Nội.

Màn trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương
Màn trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương
Năm 2010, UNESCO đã chính thức công nhận hội Gióng ở đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm, huyện Sóc Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Năm 2010, UNESCO đã chính thức công nhận hội Gióng ở đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm, huyện Sóc Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ngoài ra, chương trình còn “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” còn tái hiện nhiều lễ hội, tín ngưỡng thể hiện nét văn hóa đặc sắc của thành Thăng Long xưa kia. Trong đó, trong phần vinh danh di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám là phần diễu hành của các làng khoa bảng tiêu biểu của Thủ đô.


Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” không chỉ là bữa tiệc văn hóa mang lại cảm xúc sâu lắng cho khán giả, khẳng định những nỗ lực không ngừng của thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.