Mercato đã trở thành một thuật ngữ quốc tế mà bất cứ người hâm mộ bóng đá nào đều có thể hiểu dù ít ai biết nó có nguồn gốc từ nước Ý. Khi mà bóng đá ngày càng nhuốm màu tiền bạc hơn thì những kì chuyển nhượng luôn là đề tài nóng bỏng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bóng đá hiện đại ngày càng trở thành một món hàng hóa có giá ngoài tính giải trí và thưởng thức của thể thao. Thế nên việc xuất hiện một thị trường mua bán là điều tất yếu của cỗ máy in tiền như thế. Từ nhiều năm nay, thị trường chuyển nhượng cầu thủ được mở hai lần mỗi năm (vào tháng giêng và vào mùa hè) cho phép các câu lạc bộ có thể mua bán những món hàng là các cầu thủ để phục vụ cho mục đích của họ. Những con số điên rồ đã xuất hiện và đôi lúc gây nên sự phẫn nộ của một bộ phận xã hội. Vậy đi tìm những lí giải để hiểu hơn về thị trường này là điều mà không ít người quan tâm.
Nguyên tắc
Thị trường chuyển nhượng hoạt động như bất cứ một phiên chợ hàng hóa nào khác, đó là thuận mua, vừa bán. Những ông chủ câu lạc bộ đem các cầu thủ mà họ không muốn giữ (vì lí do thể thao hay tiền bạc) ra thị trường thanh lí và tìm những sự thay thế khác. Nhưng sự khác biệt của thị trường chuyển nhượng cầu thủ là sự mua bán không chỉ do các ông chủ quyết định mà những món hàng được trao đổi cũng được tự quyết số phận của mình. Sẽ chẳng ai bắt nổi Rivaldo sang tận Uzbekistan nếu danh thủ người Brazil không gật đầu bởi khoản lương kếch xù ở đó.
|
Trái bóng nhuốm màu tiền |
Nguyên tắc
Thị trường chuyển nhượng hoạt động như bất cứ một phiên chợ hàng hóa nào khác, đó là thuận mua, vừa bán. Những ông chủ câu lạc bộ đem các cầu thủ mà họ không muốn giữ (vì lí do thể thao hay tiền bạc) ra thị trường thanh lí và tìm những sự thay thế khác. Nhưng sự khác biệt của thị trường chuyển nhượng cầu thủ là sự mua bán không chỉ do các ông chủ quyết định mà những món hàng được trao đổi cũng được tự quyết số phận của mình. Sẽ chẳng ai bắt nổi Rivaldo sang tận Uzbekistan nếu danh thủ người Brazil không gật đầu bởi khoản lương kếch xù ở đó.
|
Những món hàng đắt giá |
Lịch sử
Thương vụ mua bán cầu thủ đầu tiên trên thế giới xuất hiện tại nước Anh vào năm 1905 khi câu lạc bộ Alf Common bỏ ra 1000 bảng để mua sắm cầu thủ. Tới năm 1922, con số kỉ lục đã tăng lên 5 lần, rồi 10 lần 6 năm sau đó. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, mọi thứ đã tăng lên theo cấp số nhân. Đầu tiên là việc Nott County bỏ ra 20 nghìn bảng để có Tommy Lawton từ Chelsea. Ngay sau đó, huyền thoại Denis Law mà món hàng đầu tiên đạt con số 100 nghìn bảng để rồi bị Trevor Francis phá vào năm 1979 với cái giá 1 triệu bảng. Nghĩa là trong vòng 71 năm, giá trị kỉ lục đã được tăng lên 100 lần và nó không ngừng phát triển vũ bão cho tới tận bây giờ.
Thương vụ mua bán cầu thủ đầu tiên trên thế giới xuất hiện tại nước Anh vào năm 1905 khi câu lạc bộ Alf Common bỏ ra 1000 bảng để mua sắm cầu thủ. Tới năm 1922, con số kỉ lục đã tăng lên 5 lần, rồi 10 lần 6 năm sau đó. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, mọi thứ đã tăng lên theo cấp số nhân. Đầu tiên là việc Nott County bỏ ra 20 nghìn bảng để có Tommy Lawton từ Chelsea. Ngay sau đó, huyền thoại Denis Law mà món hàng đầu tiên đạt con số 100 nghìn bảng để rồi bị Trevor Francis phá vào năm 1979 với cái giá 1 triệu bảng. Nghĩa là trong vòng 71 năm, giá trị kỉ lục đã được tăng lên 100 lần và nó không ngừng phát triển vũ bão cho tới tận bây giờ.
Ban đầu, các cầu thủ thực sự như một món hàng khi các ông chủ có tiếng nói quyết định. Thế nhưng kể từ thập kỉ 70 ở thế kỉ trước, việc xuất hiện những người đại diện cầu thủ đã khiến thị trường đi theo một ngã rẽ mới. Lợi ích của bên mua và bán bây giờ còn phụ thuộc vào món hàng họ muốn trao đổi và đôi khi có ý nghĩa quyết định. Khi Anelka đòi rời Arsenal, khi Ronaldo muốn tới Real Madrid thì chính họ chính là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới vụ mua bán.
Với việc cầu thủ vô danh người Bỉ Jean-Marc Bosman thắng kiện vào năm 1995 với quy đinh cho phép cầu thủ được tự do quyết định tương lai sau khi hết hợp đồng thì quyền lực của những món hàng lại càng trở nên mạnh mẽ. Thị trường chuyển nhượng cầu thủ đã bước sang một trang mới kể từ khi luật Bosman ra đời.
Những con số
Như đã nói, bóng đá ngày nay đã trở thành một cỗ máy in tiền với những hợp đồng quảng cáo, bản quyền truyền hình và lượng khán giả khổng lồ. Những đồng tiền ấy được đầu tư lại cho đội bóng mà việc mua bán cầu thủ mỗi khi thị trường chuyển nhượng mở là điều tất yếu. Thế kỉ 21 đã đến với những con số trên thị trường chuyển nhượng làm người ta chóng mặt. Năm 2000, Hernan Crespo chuyển từ Parma tới Lazio với giá 53,6 triệu euro đã gây bất bình trong một bộ phận xã hội vì giá trị ảo của một con người.
|
Có tiền là có tất cả? |
Những con số
Như đã nói, bóng đá ngày nay đã trở thành một cỗ máy in tiền với những hợp đồng quảng cáo, bản quyền truyền hình và lượng khán giả khổng lồ. Những đồng tiền ấy được đầu tư lại cho đội bóng mà việc mua bán cầu thủ mỗi khi thị trường chuyển nhượng mở là điều tất yếu. Thế kỉ 21 đã đến với những con số trên thị trường chuyển nhượng làm người ta chóng mặt. Năm 2000, Hernan Crespo chuyển từ Parma tới Lazio với giá 53,6 triệu euro đã gây bất bình trong một bộ phận xã hội vì giá trị ảo của một con người.
Thế nhưng chỉ vài tháng sau đó, nhà vô địch thế giới người Pháp Zinedine Zidane đã phá rất sâu con số ấy khi chuyển tới Real Madrid. Con số 76 triệu euro mà đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha bỏ ra lúc ấy được so sánh với vài chục chiếc máy bay, vài nghìn căn biệt thự và vô số những tài sản khác. Đến khi Cristiano Ronaldo rời MU với cái giá 94 triệu euro, người ta tự hỏi đâu là giới hạn của kỉ lục.
Những dấu hỏi
Sự lũng đoạn của đồng tiền đã khiến những người làm bóng đá, những người hâm mộ đòi hỏi một sự thay đổi. Bóng đá suy cho cùng vẫn là một mộn thể thao giải trí với mục đích lớn nhất là phục vụ công chúng, là niềm tự hào của một cái tên, một truyền thống. Thế nên chẳng ai có thể vui vẻ chấp nhận một đội bóng Anh hoàn toàn không có cầu thủ bản địa trong đội hình, không dễ chấp nhận một đội bóng chỉ vì nó được bơm đầy tiền từ những nhà tài phiệt. Sẽ đến lúc phải chấp dứt những cái giá không tưởng cho một cầu thủ.
Những dấu hỏi
Sự lũng đoạn của đồng tiền đã khiến những người làm bóng đá, những người hâm mộ đòi hỏi một sự thay đổi. Bóng đá suy cho cùng vẫn là một mộn thể thao giải trí với mục đích lớn nhất là phục vụ công chúng, là niềm tự hào của một cái tên, một truyền thống. Thế nên chẳng ai có thể vui vẻ chấp nhận một đội bóng Anh hoàn toàn không có cầu thủ bản địa trong đội hình, không dễ chấp nhận một đội bóng chỉ vì nó được bơm đầy tiền từ những nhà tài phiệt. Sẽ đến lúc phải chấp dứt những cái giá không tưởng cho một cầu thủ.
Sẽ đến lúc phải thấy phi lí khi lương tuần của những ngôi sao bóng đá có thể bằng cả cuộc đời đi làm của một viên chức. Nhưng Real Madrid còn sẵn sàng phá nhiều kỉ lục nữa vì tiền bán áo Ronaldo thừa đủ để họ có lãi khi mua anh nếu những người làm bóng đá không ra tay mà để tất cả trôi nổi như một thị trường tự do. Vấn đề là làm thế nào và bao giờ?
Theo 24h.com.vn