QTV - Một trong những vấn đề của giáo dục miền núi hiện nay là tình trạng học sinh vùng cao bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng đến lộ trình phổ cập giáo dục của địa phương. Nguyên nhân do phần lớn học sinh ở các thôn, bản cách xa trung tâm hàng ngày phải đi bộ từ 5-10 km đường đèo núi để đến trường. Giải pháp hữu hiệu giúp bình ổn sĩ số học sinh miền núi là phát triển mô hình nội trú dân nuôi – tạo điều kiện cho học sinh có thể ăn, nghỉ, học hành tại trường.
Tuy nhiên, hầu hết những nhà nội trú dân nuôi tại 43 điểm trường toàn tỉnh hiện chưa được quan tâm đúng mức. Cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của học sinh. Trường THCS Tình Húc, huyện Bình Liêu là một ví dụ điển hình.
THCS Tình Húc, huyện Bình Liêu hiện có 70 trên tổng số 183 học sinh thuộc diện được sinh hoạt nội trú dân nuôi. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 32 em được hưởng nội trú tại trường, số còn lại phải ở nhờ những nhà dân trong thôn, bản. Học sinh được ở nội trú dân nuôi là con em có gia đình ở vùng cao, vùng sâu, cách trường học trên 5km, giao thông đi lại khó khăn, không về được trong ngày.
Em Chíu Tài Múi A – Hs Lớp 8B, Trường THCS Tình Húc, Bình Liêu chia sẻ: Hàng ngày, em phải dậy từ 4h sáng, lặn lội qua mấy quả đồi để đến lớp. Đường từ nhà em đến trường rất khó đi, nhiều đoạn phải lội qua suối. Vào mùa đông giá rét khiến em đi học càng vất vả. Em rất mong được ở lại trường, ăn uống, nghỉ ngơi để sáng hôm sau có thể đi học một cách thuận lợi.
Những khu nội trú này như ngôi nhà thứ hai, giúp các em bảo đảm sức khỏe cho việc học hành do không phải lặn lội trở về trên một quãng đường dài gian nan, nguy hiểm. Tuy nhiên do không được quan tâm đúng mức nên khu nội trú dân nuôi của trường hiện đã xuống cấp, cơ sở vật chất thiếu thốn.
Cũng giống như các trường khác trên địa bàn huyện Bình Liêu, khu nội trú dân nuôi cho học sinh của trường THCS Tình Húc chủ yếu được tái sử dụng từ nhà công vụ của giáo viên. Do được xây dựng từ lâu, không được đầu tư đồng bộ nên đều trong tình trạng thiếu thốn phòng ở, các công trình phụ như bếp, nhà vệ sinh nhỏ hẹp, không đảm bảo, đồ dùng sinh hoạt hạn chế. Vào những ngày mưa to gió lớn, học sinh ở trong những căn phòng như thế thật sự trở thành điều đáng lo ngại. Hơn khi nào hết, các em mong muốn được sinh hoạt trong khu nội trú đảm bảo hơn.
Bình Liêu có 7 xã nằm trong kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất khu nội trú dân nuôi đến năm 2010 theo quyết định của UBND tỉnh QN, nhằm phát triển mô hình này trong trường THCS và PTCS. Nhưng thực tế hiện nay, chưa có trường nào trên địa bàn huyện được triển khai theo quyết định đầu tư nói trên. Do đó, trong tổng số gần 1000 học sinh thuộc diện được ở nội trú dân nuôi của huyện mới chỉ có 1/3 con số trên được nội trú tại trường. Trước thực trạng trên, huyện Bình Liêu cần chủ động quan tâm công tác khảo sát, chuẩn bị đầu tư và đề xuất về tỉnh từng danh mục công trình cụ thể để đẩy nhanh tiến độ việc xây dựng các khu nội trú dân nuôi.
Bà Phạm Thị Tuyết – Phó phòng Giáo dục Huyện Bình Liêu cho biết: Ngành giáo dục huyện Bình Liêu mong muốn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành tỉnh QN đến việc đầu tư, phát triển cơ sở vật chất khu nội trú dân nuôi cho học sinh trên địa bàn huyện. Có như thế, sĩ số các trường mới được ổn định, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục miền núi.
|
THCS Tình Húc, huyện Bình Liêu hiện có 70 trên tổng số 183 học sinh thuộc diện được sinh hoạt nội trú dân nuôi. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 32 em được hưởng nội trú tại trường, số còn lại phải ở nhờ những nhà dân trong thôn, bản. Học sinh được ở nội trú dân nuôi là con em có gia đình ở vùng cao, vùng sâu, cách trường học trên 5km, giao thông đi lại khó khăn, không về được trong ngày.
Em Chíu Tài Múi A – Hs Lớp 8B, Trường THCS Tình Húc, Bình Liêu chia sẻ: Hàng ngày, em phải dậy từ 4h sáng, lặn lội qua mấy quả đồi để đến lớp. Đường từ nhà em đến trường rất khó đi, nhiều đoạn phải lội qua suối. Vào mùa đông giá rét khiến em đi học càng vất vả. Em rất mong được ở lại trường, ăn uống, nghỉ ngơi để sáng hôm sau có thể đi học một cách thuận lợi.
Những khu nội trú này như ngôi nhà thứ hai, giúp các em bảo đảm sức khỏe cho việc học hành do không phải lặn lội trở về trên một quãng đường dài gian nan, nguy hiểm. Tuy nhiên do không được quan tâm đúng mức nên khu nội trú dân nuôi của trường hiện đã xuống cấp, cơ sở vật chất thiếu thốn.
Cũng giống như các trường khác trên địa bàn huyện Bình Liêu, khu nội trú dân nuôi cho học sinh của trường THCS Tình Húc chủ yếu được tái sử dụng từ nhà công vụ của giáo viên. Do được xây dựng từ lâu, không được đầu tư đồng bộ nên đều trong tình trạng thiếu thốn phòng ở, các công trình phụ như bếp, nhà vệ sinh nhỏ hẹp, không đảm bảo, đồ dùng sinh hoạt hạn chế. Vào những ngày mưa to gió lớn, học sinh ở trong những căn phòng như thế thật sự trở thành điều đáng lo ngại. Hơn khi nào hết, các em mong muốn được sinh hoạt trong khu nội trú đảm bảo hơn.
Bình Liêu có 7 xã nằm trong kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất khu nội trú dân nuôi đến năm 2010 theo quyết định của UBND tỉnh QN, nhằm phát triển mô hình này trong trường THCS và PTCS. Nhưng thực tế hiện nay, chưa có trường nào trên địa bàn huyện được triển khai theo quyết định đầu tư nói trên. Do đó, trong tổng số gần 1000 học sinh thuộc diện được ở nội trú dân nuôi của huyện mới chỉ có 1/3 con số trên được nội trú tại trường. Trước thực trạng trên, huyện Bình Liêu cần chủ động quan tâm công tác khảo sát, chuẩn bị đầu tư và đề xuất về tỉnh từng danh mục công trình cụ thể để đẩy nhanh tiến độ việc xây dựng các khu nội trú dân nuôi.
Bà Phạm Thị Tuyết – Phó phòng Giáo dục Huyện Bình Liêu cho biết: Ngành giáo dục huyện Bình Liêu mong muốn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành tỉnh QN đến việc đầu tư, phát triển cơ sở vật chất khu nội trú dân nuôi cho học sinh trên địa bàn huyện. Có như thế, sĩ số các trường mới được ổn định, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục miền núi.
Giáo dục miền núi là yếu tố quan trọng góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh QN. Do vậy, hệ thống các khu nội trú dân nuôi cho học sinh cần tiếp tục được củng cố, xây dựng. Đây là biện pháp quyết định đến việc bình ổn sĩ số học sinh vùng cao, góp phần xóa đi khoảng cách giữa giáo dục miền núi với giáo dục miền xuôi trong công cuộc hội nhập và phát triển của tỉnh Quảng Ninh.
Hải Yến