Kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm trên 1.800 tỷ đồng để xử lý sạt lở

(PLVN) - Chiều nay (12/3), UBND tỉnh Cà Mau và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai năm 2020, triển khai nhiệm vụ trong tâm năm 2021. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì Hội nghị.

Đã phân bổ trên 774 tỷ đồng tái thiết sau thiên tai

Với điều kiện tự nhiên 03 mặt giáp biển, nên khi xảy ra thiên tai, đai rừng phòng hộ, cũng như đê biển chịu sự tác động lớn. Theo đó, trong năm 2020, rừng phòng hộ bờ biển Tây sạt lở rất nghiêm trọng với chiều dài 9.160 mét.

Thiên tai cũng đã làm sụt lún và sạt lở đất ven sông 1.419 vị trí thuộc nhiều tuyến đường giao thông (chủ yếu là giao thông nông thôn) với tổng chiều dài 46.158m. Ước tổng thiệt hại về tài sản khoảng 1.125,03 tỷ đồng.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Cà Mau, cho biết: Đến giờ địa phương đã phân bổ trên 774 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương và Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh,...đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đảm bảo tiến độ tái thiết thiệt hại sau thiên tai. 

Sụt lún đê biển Tây thuộc ấp Kinh Hòn (xã Khánh Bình Tây, Trần Văn Thời, Cà Mau) nghiêm trọng với tổng chiều dài thiệt hại gần 200 mét, có chổ sụt sâu hơn 2 mét (năm 2020).
Sụt lún đê biển Tây thuộc ấp Kinh Hòn (xã Khánh Bình Tây, Trần Văn Thời, Cà Mau) nghiêm trọng với tổng chiều dài thiệt hại gần 200 mét, có chổ sụt sâu hơn 2 mét (năm 2020). 

Vấn đề sạt lở đất của tỉnh Cà Mau diễn ra ngày càng nhanh và phức tạp với mức độ nguy hiểm của năm sau cao hơn năm trước, do rừng phòng hộ ven biển ngày càng mất dần ở cả bờ biển Tây và bờ biển Đông nhưng việc xử lý khắc phục sạt lở theo quy định thì nhiều đoạn không được áp dụng theo quy trình xử lý khẩn cấp nên xử lý không kịp thời dẫn đến tiếp tục mất đất, mất rừng, thiệt hại chồng thiệt hại.

Một thực tế đến từ điều kiện tự nhiên tại địa phương là do không có nguồn nước ngọt bổ sung từ các sông đầu nguồn nên thường thiếu nước vào mùa khô, đến mùa mưa thì việc tháo nước rửa mặn, rửa phèn sau khi bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn gặp rất nhiều khó khăn, bị động và phụ thuộc nhiều vào tình hình thời tiết, thủy văn.

Tuyến đường Cơi 5A – Đá Bạc (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) bị sụt lún dài khoảng 35 mét, độ sâu khoảng 3,2 – 3,5 mét, giao thông bị chia cắt hoàn toàn (năm 2020).
 Tuyến đường Cơi 5A – Đá Bạc (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) bị sụt lún dài khoảng 35 mét, độ sâu khoảng 3,2 – 3,5 mét, giao thông bị chia cắt hoàn toàn (năm 2020).

Theo đó, tỉnh Cà Mau kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung thêm 1.836,62 tỷ đồng cho tỉnh Cà Mau xử lý cấp bách các vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Đồng thời địa phương xem xét, bố trí kinh phí hoặc báo cáo đề xuất Trung ương hỗ trợ kinh phí: xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão tại xã Tân Thuận và xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, xã Tam Giang Tây và xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển; xây dựng bổ sung các trụ neo đậu tàu thuyền dọc theo tuyến Kênh Hội đoạn thuộc địa bàn xã Khánh Lâm, huyện U Minh; xây dựng hoàn thiện khu tái định cư Vàm kênh Hương Mai xã Khánh Tiến và khu tái định cư Vàm Kênh Lung Ranh xã Khánh Hội (U Minh, Cà Mau) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết.

Trong năm 2020, tình hình thiên tai diễn biến hết sức phức tạp với 01 đợt hạn hán gay gắt hơn cả đợt hạn hán mùa khô 2015 - 2016, kéo theo tình hình sạt lở, sụt lún đất rất nghiêm trọng. Cùng với đó 10 đợt triều cường với mực nước ở nhiều trạm đo vượt qua mực nước lịch sử đã gây thiệt hại rất lớn đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người dân.

Đọc thêm