'Ô nhiễm trắng' ven bờ biển Nam Định

(PLVN) -Với đường bờ biển dài 72km, Nam Định hội tụ đủ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế biển cũng như du lịch sinh thái. Thế nhưng hiện nay, ven bờ biển bị “tấn công” ồ ạt bởi rác thải nhựa và túi nilon...

Dọc một đoạn đê ven biển từ thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy) đến Vườn quốc gia Xuân Thủy, dễ dàng bắt gặp hình ảnh rác thải nhựa trên bãi cát. Thực trạng này được cho là do bờ biển ngày càng bồi, dưới tác động của thủy triều, rác thải từ khơi xa dạt vào để lại số lượng lớn chai nhựa, túi nilon.

Người dân nơi đây cho biết thêm, Nam Định có bốn cửa sông lớn nên nguyên nhân một phần bởi rác từ các nơi đều tập kết ở đây và đổ dồn ra biển.

Thực tế, vẫn còn những bác rác tự phát “mọc lên” trên đoạn đê biển xã Giao Long (Giao Thủy – Nam Định). Mặc dù địa phương này đang thực hiện nếp sống văn minh, rác thải được thu gom và xử lý đúng quy trình nhưng người dân vẫn ngang nhiên không tuân thủ. 

Rác thải nhựa, túi nilon trải dài từ dưới bãi cát lên triền đê
Rác thải nhựa, túi nilon trải dài từ dưới bãi cát lên triền đê  
Thủy triều rút để lại trên triền đê thùng xốp, bao tải, chai nhựa...
Thủy triều rút để lại trên triền đê thùng xốp, bao tải, chai nhựa... 
Rác thải bám lại gốc cây sú, vẹt.
 Rác thải bám lại gốc cây sú, vẹt.
Người dân vứt rác vừa bãi trong rừng phòng hộ chắn sóng
 Người dân vứt rác vừa bãi trong rừng phòng hộ chắn sóng
Trên đê hay dưới đê đều là rác do thương lái để lại sau khi thu mua cá từ thuyền tại bến cá Giao Hải (Nam Định)
 Trên đê hay dưới đê đều là rác do thương lái để lại sau khi thu mua cá từ thuyền tại bến cá Giao Hải (Nam Định)
Tất cả đều là túi nilon, chai nhựa, hộp xốp từ một bãi rác tự phát
 Tất cả đều là túi nilon, chai nhựa, hộp xốp từ một bãi rác tự phát 
Đồ nhựa người dân thu gom sau vài phút đi bộ dọc chân đê
Đồ nhựa người dân thu gom sau vài phút đi bộ dọc chân đê 
Chị Vân (người phụ nữ trong hình trên) chia sẻ: “Mỗi ngày đi dọc 2km đường đê này là tôi có thể nhặt một bao tải đầy chai nhựa”
Chị Vân (người phụ nữ trong hình trên) chia sẻ: “Mỗi ngày đi dọc 2km đường đê này là tôi có thể nhặt một bao tải đầy chai nhựa”

Đọc thêm