Vườn chim Bạc Liêu đang có nguy cơ cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm

(PLVN) - Mấy ngày nay nhiệt độ trung bình tại Vườn chim Bạc Liêu khoảng 35 đến 37 độ C, độ ẩm trung bình 55% và gió mạnh. Do đó, Ban Quản lý Vườn chim đã cảnh báo đối với toàn nhân dân trên địa bàn về cháy rừng cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm), có nguy cơ cháy rừng lớn.

Cảnh báo cháy rừng cấp 5 nguy hiểm

Theo Phó Giám đốc Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - Vườn chim Bạc Liêu Lê Chí Linh, hiện thời tiết nắng nóng gay gắt, cây rừng khô héo dẫn đến mực nước trên các tuyến kênh khô cạn nên rất dễ xảy ra và lan tràn nhanh tình trạng cháy rừng trên địa bàn.

Đặc biệt, mấy ngày nay nhiệt độ trung bình tại Vườn chim Bạc Liêu khoảng 35 đến 37 độ C, độ ẩm trung bình 55% và gió mạnh. Do đó, Ban Quản lý Vườn chim đã cảnh báo đối với toàn nhân dân trên địa bàn về cháy rừng cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm), có nguy cơ cháy rừng lớn.

Vì vậy, đã thành lập 01 Tổ dự báo cấp cháy rừng (Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) số 1 tham gia Tổ dự báo) thường xuyên theo dõi tình hình khí tượng, thủy văn và đo cấp dự báo cháy rừng, báo về Chi cục Kiểm lâm (Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCCCR tỉnh).

Sơ đồ Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - Vườn chim Bạc Liêu với diện tích 125 ha, chia làm 3 khu chính: khu hành chính, khu thuận dưỡng tự nhiên và khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Sơ đồ Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - Vườn chim Bạc Liêu với diện tích 125 ha, chia làm 3 khu chính: khu hành chính, khu thuận dưỡng tự nhiên và khu bảo vệ nghiêm ngặt. 

Trong tháng 03/2020, Lực lượng tuần tra, kiểm soát PCCCR cũng đã bố trí lực lượng và trực luân phiên 24/24 giờ tại các khu vực trọng điểm (Trực chỉ huy; trực cơ động, hậu cần, thông tin liên lạc và trực tuần tra bảo vệ rừng, PCCCR; thường xuyên tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn những hành vi xâm nhập trái phép và gây bất lợi đến công tác PCCCR trên toàn lâm phận Vườn chim;

Tại các chòi canh lửa, nhất là vào những thời điểm nắng nóng trong ngày cũng được Ban quản lý chú trọng bố trí lực lượng luân phiên kiểm tra, bảo vệ; luôn có 01 Tổ kiểm tra cơ động thường xuyên kiểm tra lực lượng trực và kịp thời xử lý các tình huống trong suốt thời gian PCCCR mùa khô năm 2019- 2020.

Đặc biệt, vào thứ năm hàng tuần, Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu cũng phân công Tổ khởi động, vận hành, bảo dưỡng 05 máy phòng cháy, chữa cháy chuyên dụng.

Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát về nguy cơ cháy rừng.
 Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát về nguy cơ cháy rừng.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo công tác PCCCR đạt được kết quả cao nhất, Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu cũng đã thực hiện nhiều công việc cụ thể như: Thu gom, phát dọn vật liệu khô xung quanh bờ bao, dọn các tuyến đường trong rừng để cơ động chữa cháy;

Đặt thêm các bảng cấm lửa, cấm hút thuốc tại bìa rừng, đường mòn và các lối đi; tiến hành lấy nước theo triều cường dự trữ vào các kênh mương nhằm tăng độ ẩm rừng và phục vụ cho CCR khi có sự cố xảy ra; gia cố, sửa chữa các phương tiện, dụng cụ, công trình phục vụ PCCCR.

Ngoài ra, Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu cũng đã quyết định thành lập 01 Đội PCCC tại chỗ thường xuyên tổ chức thực hành kiểm tra, vận hành và khởi động máy chữa cháy, đảm bảo máy luôn hoạt động tốt.

Diễn tập chữa cháy rừng tại Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - Vườn chim Bạc Liêu.
Diễn tập chữa cháy rừng tại Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - Vườn chim Bạc Liêu. 

Nhìn chung đến thời điểm hiện tại, Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ ven biển đã tổ chức triển khai công tác PCCCR theo đúng Phương án được phê duyệt. Đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống, không để xảy ra cháy rừng khu vực Vườn chim Bạc Liêu.

Đồng bộ nhiều giải pháp

Trong những năm gần đây, hiện tượng El nino hoạt động phức tạp, nắng nóng kéo dài hơn, tình hình diễn biến thời tiết ngày càng khó lường, nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng Vườn chim Bạc Liêu ngày càng nghiêm trọng.

Hệ thống kênh mương tại Vườn chim Bạc Liêu có vai trò rất quan trọng đối với sự cư trú và sinh sản của các loài chim nước ở đây, mang lại nguồn thức ăn phong phú và đa dạng cho các loài chim; cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho các loài cây để cây phát triển tốt làm nơi trú ngụ, làm tổ của các loài chim;

Đồng thời hệ thống kênh mương có tác dụng quan trọng trong dự trữ nguồn nước phục vụ công tác PCCCR. Song, nguồn nước ở các kênh mương trong Vườn chim đã và đang có nguy cơ ô nhiễm cao do các loài chim về đây sinh sống cũng như di cư để lại một lượng phân chim vô cùng lớn và lá cây rụng trôi xuống kênh mương làm ô nhiễm môi trường nước, làm giảm đáng kể tới nguồn thức ăn của các loài chim nước.

Ông Lê Chí Linh - Phó Giám Đốc Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - vườn chim Bạc Liêu.
 Ông Lê Chí Linh - Phó Giám Đốc Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - vườn chim Bạc Liêu. 

Phó Giám Đốc Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - vườn chim Bạc Liêu Lê Chí Linh cũng cho biết thêm: Vườn chim Bạc Liêu đang có kế hoạch tổ chức thực hiện tốt Phương án PCCCR mùa khô năm 2019-2020.

Cụ thể, Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu sẽ áp dụng nhiều biện pháp PCR như: Dự báo cấp cháy rừng, phân công lực lượng trực PCCCR, chuẩn bị sẳn sàng phương tiện dụng cụ, dọn tuyến, thu gom, xử lý thực bì, vật liệu dễ cháy.

Qua đây, Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu cũng đã có kiến nghị gửi Sở NN&PTNT tỉnh quan tâm hơn nữa công tác PCCCR, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để nạo vét các kênh mương thường xuyên tại Vườn chim Bạc Liêu, góp phần làm giảm sự ô nhiễm nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ bền vững khu bảo tồn.

Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - vườn chim Bạc Liêu có hơn 100 loài chim, cò, lượng cá thể lên đến hơn 60 ngàn con, trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới.
 Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - vườn chim Bạc Liêu có hơn 100 loài chim, cò, lượng cá thể lên đến hơn 60 ngàn con, trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới.

Do đó, để PCCR, Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - Ban quản lý Vườn chim cùng lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành dọn thực bì, phát quang các tuyến đường, bờ bao, khu vực nguy cơ cháy cao. Tranh thủ lúc đỉnh triều lấy nước vô để tạo độ ẩm cho rừng.

Đồng thời, Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu cũng triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý rừng với chính quyền địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đến các hộ dân vùng đệm để tạo được ý thức sâu rộng trong việc PCCC.

Cùng với đó, kiểm soát chặt hoạt động tham quan của du khách. Khu vực phục vụ du lịch giới hạn trong khu vực hành chính, du khách được hướng dẫn không sử dụng lửa, nguồn phát sinh nhiệt. 

Bên cạnh đó, Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu cũng sẽ phân công lực lượng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô 2019-2020; tăng cường công tác tuần tra, canh gác bảo vệ rừng và PCCCR, thường xuyên trực trên chòi canh lửa và ngoài vùng đệm trong các giờ cao điểm; chú trọng việc dự trữ nước tại các kênh mương, hồ nước ngọt, kết hợp điều chỉnh hợp lý lượng nước nhằm tăng độ ẩm rừng, giảm nguy cơ cháy rừng.

Trước tình hình diễn biến thời tiết ngày càng khó lường, nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng tại Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - vườn chim Bạc Liêu ngày càng nghiêm trọng.
 Trước tình hình diễn biến thời tiết ngày càng khó lường, nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng tại Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - vườn chim Bạc Liêu ngày càng nghiêm trọng.

Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương cùng lực lượng Kiểm lâm trong việc thường xuyên tuyên truyền giáo dục về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, bảo tồn đa dạng sinh học đến các hộ dân tại vùng đệm.

Qua đó, đã tạo được ý thức rất cao trong dân cư, không để xảy ra tình trạng xâm nhập và đốt lửa gần bờ bao Vườn chim, tình trạng làm ngăn dòng chảy (đặt lú, đáy, nò...) kênh dẫn nước Vườn chim và những tác động gây bất lợi đến công tác PCCCR cũng được khắc phục cơ bản.

Khu bảo tồn loài – sinh cảnh - Vườn chim Bạc Liêu (thuộc địa bàn phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) với diện tích 125 ha, có hơn 100 loài chim, cò, lượng cá thể lên đến hơn 60 ngàn con, trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới. Một số loài chim điển hình như: cò, quắm, vạc, diệc, còng cọc, le le, điên điển, giang sen... 

Ngoài ra, còn có 150 loài động vật, 109 loài thực vật tạo nên một quần thể đa dạng sinh học rất độc đáo. Vì vậy, Vườn chim Bạc Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là “Khu bảo tồn loài  - Sinh cảnh”, vào tháng 10 năm 2014.

Đọc thêm