Quân đội Mỹ đã bắt đầu sản xuất những tên lửa nhỏ nhất trong lịch sử thế giới. Họ đã dùng các tên lửa này đưa những vật thể lên không gian ở độ cao thoát khỏi sức hút của Trái đất.
Những chiếc tên lửa “em út” này tuy được gọi là tí hon là so sánh trong “gia đình tên lửa vũ trụ” thôi, chứ không phải trong “đại gia đình tên lửa” nói chung vì tuy được coi là “nhỏ xíu” thì trọng lượng của chúng cũng là 20 kg. Chúng được giao những nhiệm vụ chiến thuật rất khác nhau. Nhờ chúng, ngành vũ khí Mỹ đã giảm được đáng kể chi phí cho những dự án nghiên cứu “nhỏ” của họ.
Những chiếc tên lửa “em út” này tuy được gọi là tí hon là so sánh trong “gia đình tên lửa vũ trụ” thôi, chứ không phải trong “đại gia đình tên lửa” nói chung vì tuy được coi là “nhỏ xíu” thì trọng lượng của chúng cũng là 20 kg. Chúng được giao những nhiệm vụ chiến thuật rất khác nhau. Nhờ chúng, ngành vũ khí Mỹ đã giảm được đáng kể chi phí cho những dự án nghiên cứu “nhỏ” của họ.
Chúng ta đều biểt rằng những vệ tinh quân sự đã được Lầu năm góc chế tạo và sử dụng khoảng 50 năm nay, nhưng hiện tại quân đội Mỹ xuất hiện các dự án vệ tinh thí nghiệm mới để phục vụ những mục đích bí mật của riêng họ. Bản thân vệ tinh chỉ trị giá 7 triệu đôla, nhưng để phóng lên không gian chúng cần các tên lửa trị giá tới 17 triệu đôla. Điều đó rõ ràng là không hợp lý. Để giảm chi phí nghiên cứu, các tên lửa “tí hon” - theo cách gọi của họ - ra đời. Chúng rất thuận tiện đối với những nghiên cứu mới phục vụ mục đích quân sự nói riêng và khoa học nói chung. Chúng không cần sân bay vũ trụ mà chỉ cần bãi phóng rất nhỏ và tiêu thụ rất ít nhiên liệu. Chiều dài của tên lửa tí hon này chỉ là 3,6 mét và đường kính chỉ là 60 cm.
Theo Tuấn Hà
VNN
VNN