Ngày 30/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị Chính phủ và các địa phương triển khai nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011.
Chính phủ triệu tập lãnh đạo UBND, HĐND và 9 sở, ban ngành liên quan của 63 tỉnh, thành phố về dự hội nghị nhằm quyết liệt triển khai nhiệm vụ năm 2011 ngay từ đầu năm. Tham dự hội nghị có các thành viên Chính phủ.
GDP năm 2011: Khó khăn nhưng có thể đạt trên 7%
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra trước đó một ngày, các thành viên Chính phủ đã kiểm điểm nhiệm vụ cả năm 2010 và tại hội nghị ngày 30/12, các vị Bộ trưởng làm rõ thêm một số nội dung tác động mạnh nền kinh tế - xã hội trong năm.
Bộ trưởng KH&ĐT Võ Hồng Phúc đưa ra đánh giá lạc quan: Năm 2010, kinh tế đất nước đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá cao, với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.
Ông Võ Hồng Phúc đánh giá cao đóng góp của khối doanh nghiệp dân doanh đối với tốc độ phục hồi kinh tế. Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Năm 2010, có khoảng 84 nghìn doanh nghiệp dân doanh thành lập mới với vốn đăng ký khoảng 1.300 tỷ đồng, góp phần quan trọng phát triển sản xuất kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới.
Kết quả này “tạo đà” cho năm 2011 và Chính phủ đưa ra dự báo tăng trưởng GDP cao hơn. Ông Võ Hồng Phúc cho hay, chỉ tiêu tăng GDP từ 7-7,5% trong năm tới theo Nghị quyết của Quốc hội là có thể đạt được.
Đặt trong bối cảnh vừa phải ổn định kinh tế vĩ mô và đạt tốc độ tăng trưởng cao, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nhận xét: “Đúng là có khó khăn nhưng phải nỗ lực. Khả năng GDP năm 2011 tăng trên 7%”.
Để đạt được chỉ tiêu đó, theo ông Võ Hồng Phúc, giải pháp cần thiết là có bước đột phá về thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hoạt động của Chính phủ tiếp tục đổi mới, lãnh đạo sâu sát cơ sở, tạo sự chuyển biến tốt hơn trong công tác cải cách hành chính.
Chính sách tài khóa chặt chẽ ngay từ đầu năm
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh bổ sung, vấn đề đang được Chính phủ cùng các địa phương chỉ đạo quyết liệt là kiềm chế tăng giá tiêu dùng trong 2 tháng cuối năm 2010 và dịp Tết Tân Mão sắp tới. Tính toán sơ bộ, đến nay 37 tỉnh, thành phỗ hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp bình ổn giá với gần 1.500 tỷ đồng.
Việc kiểm tra, thanh tra giá tại các doanh nghiệp được thực hiện mạnh mẽ hơn, với 16 đoàn thanh tra được thành lập. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng độc quyền giá như sữa, thuốc chữa bệnh…, theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, nếu để tình trạng này kéo dài thì điều chỉnh sẽ khó khăn.
Về việc điều hành giá các mặt hàng thiết yếu thuộc diện Nhà nước quản lý, ông Vũ Văn Ninh cho hay, Việt Nam tiếp tục kiên trì điều chỉnh theo lộ trình thị trường đối với giá điện và xăng dầu. “Giá xăng dầu hiện nay tại Việt Nam thấp hơn từ 2.000 – 8.000 đồng/lít so với Lào, Campuchia và Trung Quốc là điều bất cập”, Bộ trưởng Ninh lưu ý.
Tiết kiệm cũng là nhiệm vụ được Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh: Các địa phương phải quát triệt việc không mua xe công nhập khẩu.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu kiểm điểm một số diễn biến nổi bật trong năm, trong đó, giá vàng “làm đau đầu thế giới” và theo ông, đối với Việt Nam, việc quản lý vàng cần xem như một tài sản và vật trang sức của người dân, chứ không xem đây là phương tiện thanh toán.
Đối với tỷ giá ngoại tệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trạng thái ngoại hối đang ở mức dương. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Giàu cũng thống nhất quan điểm điều hành xuất nhập khẩu của Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng theo hướng tiết kiệm ngoại tệ, đó là trong năm 2011 ưu tiên thúc đẩy sản xuất trong nước, tiếp tục đẩy mạnh việc người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng nội địa.
Theo Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô thì cần rà soát và xử lý nhằm đảm bảo không có nhân tố nội tệ tạo ra lạm phát. Vì nếu có thì hậu quả sẽ kéo dài.
Ổn định vĩ mô và an toàn hệ thống ngân hàng là vấn đề cần đảm bảo trong năm 2011, và theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu kiến nghị chính sách tài khóa cần chặt chẽ ngay từ đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành lãi suất, tỷ giá theo hướng chủ động, linh hoạt, thận trọng. Ngân hàng Nhà nước chỉ điều chỉnh tỉ giá khi có đột biết; có thể cho phép ngân hàng và doanh nghiệp tự thỏa thuận lãi suất. Về điều hành tỷ giá sẽ bám sát thị trường nhiều hơn. Còn việc nhập khẩu hàng sa sỉ, sẽ dùng đồng ngoại tệ khác để nhập…
“Không sẵn sàng lực lượng thì vận hội sẽ mất đi”.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh mục tiêu số một, hàng đầu và nhất quán trong năm 2011 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Đây chính là thông điệp điều hành của Chính phủ trong năm tới.
Phó Thủ tướng đánh giá, năm 2011 thế và lực của ta đã tốt hơn. Các chỉ tiêu cân đối lớn cơ bản được đảm bảo, sức cạnh tranh của nền kinh tế thể hiện ở xuất khẩu tăng trưởng cao, công nghiệp đã lấy lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng... Việt Nam tiến được 16 bậc trong bảng xếp hạng cạnh tranh, đứng 59 trên 140 nước, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tìm đến Việt Nam...
Điều kiện để Việt Nam mở cửa chưa bao giờ có thời cơ lớn như bây giờ, cả về an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, “vận hội đến nếu không sẵn sàng lực lượng thì vận hội sẽ mất đi”.
Ngày 31/12, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo UBND, HĐND và 9 sở, ban ngành liên quan của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thảo luận 7 nhóm giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ năm 2011.
7 nhóm giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011:
1. Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
2. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn lực nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.
4. Bảo đảm an sinh xã hội gắn với thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
5. Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường phòng, chống tham nhũng.
7. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
Theo VTC
Chính phủ triệu tập lãnh đạo UBND, HĐND và 9 sở, ban ngành liên quan của 63 tỉnh, thành phố về dự hội nghị nhằm quyết liệt triển khai nhiệm vụ năm 2011 ngay từ đầu năm. Tham dự hội nghị có các thành viên Chính phủ.
GDP năm 2011: Khó khăn nhưng có thể đạt trên 7%
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra trước đó một ngày, các thành viên Chính phủ đã kiểm điểm nhiệm vụ cả năm 2010 và tại hội nghị ngày 30/12, các vị Bộ trưởng làm rõ thêm một số nội dung tác động mạnh nền kinh tế - xã hội trong năm.
|
Chính phủ triển khai nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2011 (ảnh: Chinhphu.vn) |
Bộ trưởng KH&ĐT Võ Hồng Phúc đưa ra đánh giá lạc quan: Năm 2010, kinh tế đất nước đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá cao, với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.
Ông Võ Hồng Phúc đánh giá cao đóng góp của khối doanh nghiệp dân doanh đối với tốc độ phục hồi kinh tế. Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Năm 2010, có khoảng 84 nghìn doanh nghiệp dân doanh thành lập mới với vốn đăng ký khoảng 1.300 tỷ đồng, góp phần quan trọng phát triển sản xuất kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới.
Kết quả này “tạo đà” cho năm 2011 và Chính phủ đưa ra dự báo tăng trưởng GDP cao hơn. Ông Võ Hồng Phúc cho hay, chỉ tiêu tăng GDP từ 7-7,5% trong năm tới theo Nghị quyết của Quốc hội là có thể đạt được.
Đặt trong bối cảnh vừa phải ổn định kinh tế vĩ mô và đạt tốc độ tăng trưởng cao, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nhận xét: “Đúng là có khó khăn nhưng phải nỗ lực. Khả năng GDP năm 2011 tăng trên 7%”.
Để đạt được chỉ tiêu đó, theo ông Võ Hồng Phúc, giải pháp cần thiết là có bước đột phá về thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hoạt động của Chính phủ tiếp tục đổi mới, lãnh đạo sâu sát cơ sở, tạo sự chuyển biến tốt hơn trong công tác cải cách hành chính.
Chính sách tài khóa chặt chẽ ngay từ đầu năm
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh bổ sung, vấn đề đang được Chính phủ cùng các địa phương chỉ đạo quyết liệt là kiềm chế tăng giá tiêu dùng trong 2 tháng cuối năm 2010 và dịp Tết Tân Mão sắp tới. Tính toán sơ bộ, đến nay 37 tỉnh, thành phỗ hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp bình ổn giá với gần 1.500 tỷ đồng.
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các Phó Thủ tướng tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2011 (ảnh: Chinhphu.vn) |
Việc kiểm tra, thanh tra giá tại các doanh nghiệp được thực hiện mạnh mẽ hơn, với 16 đoàn thanh tra được thành lập. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng độc quyền giá như sữa, thuốc chữa bệnh…, theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, nếu để tình trạng này kéo dài thì điều chỉnh sẽ khó khăn.
Về việc điều hành giá các mặt hàng thiết yếu thuộc diện Nhà nước quản lý, ông Vũ Văn Ninh cho hay, Việt Nam tiếp tục kiên trì điều chỉnh theo lộ trình thị trường đối với giá điện và xăng dầu. “Giá xăng dầu hiện nay tại Việt Nam thấp hơn từ 2.000 – 8.000 đồng/lít so với Lào, Campuchia và Trung Quốc là điều bất cập”, Bộ trưởng Ninh lưu ý.
Tiết kiệm cũng là nhiệm vụ được Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh: Các địa phương phải quát triệt việc không mua xe công nhập khẩu.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu kiểm điểm một số diễn biến nổi bật trong năm, trong đó, giá vàng “làm đau đầu thế giới” và theo ông, đối với Việt Nam, việc quản lý vàng cần xem như một tài sản và vật trang sức của người dân, chứ không xem đây là phương tiện thanh toán.
Đối với tỷ giá ngoại tệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trạng thái ngoại hối đang ở mức dương. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Giàu cũng thống nhất quan điểm điều hành xuất nhập khẩu của Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng theo hướng tiết kiệm ngoại tệ, đó là trong năm 2011 ưu tiên thúc đẩy sản xuất trong nước, tiếp tục đẩy mạnh việc người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng nội địa.
Theo Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô thì cần rà soát và xử lý nhằm đảm bảo không có nhân tố nội tệ tạo ra lạm phát. Vì nếu có thì hậu quả sẽ kéo dài.
Ổn định vĩ mô và an toàn hệ thống ngân hàng là vấn đề cần đảm bảo trong năm 2011, và theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu kiến nghị chính sách tài khóa cần chặt chẽ ngay từ đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành lãi suất, tỷ giá theo hướng chủ động, linh hoạt, thận trọng. Ngân hàng Nhà nước chỉ điều chỉnh tỉ giá khi có đột biết; có thể cho phép ngân hàng và doanh nghiệp tự thỏa thuận lãi suất. Về điều hành tỷ giá sẽ bám sát thị trường nhiều hơn. Còn việc nhập khẩu hàng sa sỉ, sẽ dùng đồng ngoại tệ khác để nhập…
“Không sẵn sàng lực lượng thì vận hội sẽ mất đi”.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh mục tiêu số một, hàng đầu và nhất quán trong năm 2011 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Đây chính là thông điệp điều hành của Chính phủ trong năm tới.
Phó Thủ tướng đánh giá, năm 2011 thế và lực của ta đã tốt hơn. Các chỉ tiêu cân đối lớn cơ bản được đảm bảo, sức cạnh tranh của nền kinh tế thể hiện ở xuất khẩu tăng trưởng cao, công nghiệp đã lấy lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng... Việt Nam tiến được 16 bậc trong bảng xếp hạng cạnh tranh, đứng 59 trên 140 nước, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tìm đến Việt Nam...
Điều kiện để Việt Nam mở cửa chưa bao giờ có thời cơ lớn như bây giờ, cả về an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, “vận hội đến nếu không sẵn sàng lực lượng thì vận hội sẽ mất đi”.
Ngày 31/12, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo UBND, HĐND và 9 sở, ban ngành liên quan của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thảo luận 7 nhóm giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ năm 2011.
7 nhóm giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011:
1. Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
2. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn lực nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.
4. Bảo đảm an sinh xã hội gắn với thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
5. Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường phòng, chống tham nhũng.
7. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
Theo VTC