Nga và Na Uy ký hiệp định biên giới ở Bắc Cực

Ngày 15/9, Nga và Na Uy đã ký hiệp định biên giới tại khu vực Bắc Cực nhằm mở đường cho các hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt tại đây đồng thời đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài suốt 40 năm qua.

Ngày 15/9, Nga và Na Uy đã ký hiệp định biên giới tại khu vực Bắc Cực nhằm mở đường cho các hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt tại đây đồng thời đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài suốt 40 năm qua.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thu tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã chứng kiến lễ ký hiệp định tại Murmansk. (Nguồn: AP)

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thu tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã chứng kiến lễ ký hiệp định tại Murmansk, một thành phố cảng trên biển Barent, gần biên giới bờ Bắc vành đai Bắc Cực của Na Uy.

Trong tuyên bố của mình, Điện Kremlin nêu rõ lễ ký kết thỏa thuận trên đã đánh dấu một bước đột phá lịch sử trong quan hệ song phương. Đây là một ví dụ thực tiễn về phương châm tất cả tranh chấp tiềm ẩn ở khu vực Bắc Cực cần phải được chính các quốc gia ở khu vực giải quyết thông qua đàm phán dựa trên nền tảng luật pháp quốc tế hiện hành. Trước đó, lãnh đạo hai nước đã ký thỏa thuận sơ bộ hồi tháng Tư vừa qua.

Khu vực được phân định là vùng lãnh thổ tranh chấp rộng 175.000km2 (tương đương 1/2 diện tích nước Đức), phần lớn nằm trên biển Barent và được cả hai nước chứng minh là khu vực có dầu mỏ.

Canada, Mỹ, Nga, Na Uy và Đan Mạch là năm quốc gia giáp Bắc Cực. Theo luật pháp quốc tế, các nước này được quyền tuyên bố khu vực đặc quyền kinh tế trong phạm vi bán kính 320km kể từ lãnh hải phía Bắc.

Theo các nhà kinh tế thế giới, trữ lượng dầu khí tại khu vực này là rất lớn, với khoảng 100 tỷ đến 200 tỷ thùng dầu thô, chiếm khoảng 30% trữ lượng dầu mỏ thế giới. Lượng khí thiên nhiên ở đây cũng rất dồi dào, khoảng từ 50.000 tỷ đến 80.000 tỷ m3./.

Theo (hanoimoi)

Đọc thêm