Ngày thơ Việt Nam tại Hải Phòng: Hứa hẹn nhiều nét mới

 Thơ được tôn vinh vì thơ đóng góp một phần quan trọng trong đời sống, chiến đấu, lao động, học tập...của con người. Hằng năm, ngày thơ được tổ chức tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước vào ngày Nguyên tiêu. Ngày thơ Việt Nam tại Hải Phòng năm nay có gì mới, có gì thu hút người yêu thơ?

Thơ được tôn vinh vì thơ đóng góp một phần quan trọng trong đời sống, chiến đấu, lao động, học tập...của con người. Hằng năm, ngày thơ được tổ chức tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước vào ngày Nguyên tiêu. Ngày thơ Việt Nam tại Hải Phòng năm nay có gì mới, có gì thu hút người yêu thơ? Đó là câu hỏi mà Ban tổ chức Ngày thơ Hải Phòng luôn trăn trở.

Ngày thơ 2011 tại Hải Phòng được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng tại đền thờ tiến sĩ- nhà thơ Lê Khắc Cẩn (An Thọ, An Lão). Tiến sĩ -nhà thơ Lê Khắc Cẩn (1833- 1874) là người duy nhất của thành phố Hải Phòng đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ và làm quan dưới triều Nguyễn. Ông còn nổi tiếng với sự nghiệp văn chương và các tác phẩm của ông thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân, căm thù giặc. Tại hội thảo ở Văn miếu Quốc Tử Giám năm 2003, ông được suy tôn là Danh nhân văn hoá, nhà thơ yêu nước.  

Để tưởng nhớ một danh nhân, nhà thơ yêu nước của Hải Phòng, ngày 20-3-2008 UBND thành phố ban hành quyết định số 448 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đền thờ Lê Khắc Cẩn tại xã An Thọ (huyện An Lão). Công trình đền thờ tiến sĩ -nhà thơ yêu nước Hoàng giáp Lê Khắc Cẩn có diện tích sử dụng 11.500m2. Trong đó đền thờ chính 173,5m2, nhà tả và hữu giải vũ có diện tích mỗi ngôi nhà 86,3m2, nhà bia tam quan và các hạng mục công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà như: hồ sen, tường bao, sân nội bộ, cây xanh, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước... Tổng mức đầu tư dự án 10,5 tỷ đồng chủ yếu bằng nguồn hoạt động của các tổ chức, cá nhân, dòng họ. Ngoài ra ngân sách thành phố hỗ trợ một phần.

Màn múa hát chào mừng ngày thơ Việt Nam.
Màn múa hát chào mừng ngày thơ Việt Nam.

Đây là lần đầu Ngày thơ Việt

Nam

được tổ chức tại đền thờ một danh nhân văn hoá. Cảnh quan và con người An Lão chắc chắn sẽ mang lại sự hứng khởi cho các nhà thơ và người yêu thơ vào dịp Xuân về.

Ngày thơ diễn ra vào ngày đầu Xuân phải trang trọng trong phần lễ và ý nghĩa, vui vẻ trong phần hội, tránh lặp lại cái cũ là điều trăn trở của Ban tổ chức. Trong khung cảnh đẹp man mác của làng quê thì hình thức tổ chức Ngày thơ cũng phải đổi mới. Phần đọc thơ Bác ngoài bài Nguyên tiêu, Cảnh khuya bất hủ còn có ca khúc Thăm bến Nhà Rồng; Thơ dâng Đảng có liên khúc thơ kết hợp với hát. Phần dâng tưởng nhà thơ Lê Khắc Cẩn có trình bày một số bài thơ Xuân bằng hình thức ngâm và ca trù. Phần đọc thơ của các nhà thơ tập trung chủ yếu vào mảng thơ mừng Xuân, mừng Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước...

Ban tổ chức Ngày thơ tiến hành các chương trình quảng bá để người yêu đến với Ngày thơ sao cho thật đông vui và ý nghĩa. Sân khấu được dựng hoành tráng, trang thiết bị âm thanh tốt và các hoạt động xoay quanh Ngày thơ cũng được tổ chức. Qua Tết Nguyên đán, các băng giôn, cờ hội, cờ thơ được trưng ra từ quốc lộ của huyện An Lão. Du khách từ xa sẽ được chiêm ngưỡng quả khinh khí cầu có biểu tượng Ngày thơ. Trong khuôn viên đền sẽ trưng bày các ấn phẩm thơ, tạp chí...và góc thư pháp. Để tăng thêm phần hội, đoàn múa sư tử cũng góp mặt....

Ban tổ chức có kế hoạch chi tiết để từng bộ phận thực hiện tốt phần việc của mình. Ngày đầu Xuân du khách tham dự lễ hội Núi Voi vẫn có thể được thưởng thức một chương trình Thơ đặc sắc trên quê hương An Lão. 

Dương Thị Nhụn

Đọc thêm