Lương của một nghệ sĩ múa mới ra trường hiện nay chưa tới 1 triệu đồng/tháng. Lương của NSND Lê Khanh vẫn ở mức diễn viên hạng 3 hơn 10 năm nay. Ngày 25-8, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức hội nghị toàn quốc “Lấy ý kiến chuyên gia về tình hình hoạt động và thi hành chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn”. Các ý kiến của các đại biểu tham dự tập trung vào các vấn đề về chế độ lương của nghệ sĩ trong các lĩnh vực biểu diễn hiện nay còn quá thấp và bất hợp lý; những văn bản pháp luật về lĩnh vực này còn cảm tính, tùy tiện, áp đặt, thiếu ổn định. Đây là những nguyên nhân góp phần làm cho hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp lâm vào tình trạng quá khó khăn.
|
Nghệ sĩ múa Linh Nga thuộc Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, đang hưởng chế độ lương bất hợp lý hiện nay. |
"Già hóa” các đoàn chuyên nghiệp “Thầy đồ già, con hát trẻ”- quy luật muôn đời nay xem ra không đúng với thực trạng của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp công lập hiện nay. Theo bà Đỗ Thị Phượng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, hiện vẫn đang tồn tại một nghịch lý: Những người lớn tuổi, đã hết tuổi biểu diễn nhưng vẫn cứ nằm trong biên chế của đoàn, trong khi lớp nghệ sĩ trẻ không được biên chế lại không có chế độ đãi ngộ phù hợp. Thời gian đào tạo để có một nghệ sĩ thường rất dài, có những ngành phải học từ lúc 6 – 7 tuổi như múa, xiếc nhưng tuổi nghề lại rất ngắn. Tuổi các nghệ sĩ thực sự tỏa sáng là trước 30 tuổi. Nếu chờ các nghệ sĩ già về hưu ra khỏi biên chế mới được lấp vào chỗ trống thì có khi vào được biên chế, các nghệ sĩ trẻ này lại hết tuổi biểu diễn mất rồi. Và cứ như thế, mãi mãi các đoàn nghệ thuật công lập chỉ có “con hát già”. Theo bà Đỗ Thị Phượng, cả nước hiện có 131 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp công lập. Hằng năm, cả nước có 12.861 cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ chính thức. Kinh phí đầu tư cho các đoàn, các hội diễn, liên hoan cũng rất lớn nhưng hiệu quả rất thấp. Công tác quản lý của hoạt động này còn nhiều yếu kém.70 năm mới hết bậc lương Theo NSND Chu Thúy Quỳnh: “Với quy định như hiện nay thì lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật được chia làm ba hạng lương với tổng cộng 30 bậc: Diễn viên hạng 3 có 12 bậc; diễn viên hạng 2 có 8 bậc; diễn viên hạng 1 có 6 bậc. Chúng ta thử đặt giả sử, một nghệ sĩ mới 25 tuổi ra trường, trung bình 2 năm rưỡi tăng một bậc lương, tính ra phải mất 70 năm mới đạt tới bậc lương cao nhất. Lương của một nghệ sĩ múa mới ra trường hiện nay chưa tới 1 triệu đồng/tháng. Lương của NSND Lê Khanh vẫn ở mức diễn viên hạng 3 hơn 10 năm nay. NSND Chu Thúy Quỳnh dẫn ra trường hợp của diễn viên múa Cao Chí Thành, người từng đạt giải 4 trong cuộc thi ballet quốc tế Helsinki (Phần Lan), thế nhưng lương của anh, sau 10 năm công tác, hiện nay chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng. Theo Quyết định 180/2006/QĐ – TTg ngày 9-8 của Thủ tướng Chính phủ, chế độ bồi dưỡng cho diễn viên chính cao nhất là 50.000 đồng/người/suất diễn, 20.000 đồng/người/ngày tập luyện; diễn viên chính thứ là 40.000 đồng/suất diễn và 15.000 đồng/người/ngày tập luyện; diễn viên phụ là 20.000 đồng/suất diễn, 10.000 đồng/ngày tập luyện.
Các danh hiệu NSƯT, NSND chỉ mang tính chất động viên tinh thần, chứ không được tính vào nâng bậc lương hay tính vào số năm công tác. |
Các đại biểu bức xúc với đồng lương “chết đói” như vậy thì làm sao nghệ sĩ đủ sống để gắn bó, hết mình cho sáng tạo nghệ thuật theo định hướng. Ông Dương Xuân Nam, nguyên Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, cho rằng không ít văn bản pháp luật trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là tùy tiện, cảm tính, áp đặt, thiếu ổn định. Theo ông Nam, chính những yếu tố này đã làm cho người thi hành pháp luật không tìm cách thi hành mà chỉ tìm cách đối phó. Ông Nam dẫn ra hai ví dụ: Bộ Văn hóa, Thể thảo và Du lịch quy định một năm chỉ cho phép tổ chức một cuộc thi hoa hậu, nhưng trong năm 2010 này có tới hai cuộc thi. Trước đây, quy định làm thẻ biểu diễn cho các nghệ sĩ, sau này không hiểu lý do gì lại hủy bỏ rồi bây giờ lại đề nghị cấp lại. Để giải quyết những vấn đề trên, theo các đại biểu, cần phải có sự tham gia phối hợp của các ban, ngành chức năng, như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ LĐ-TB-XH. Tuy nhiên, gần 20 năm nay, trong vai trò đại biểu Quốc hội, NSND Chu Thúy Quỳnh cho biết bà đã nêu ra sự bất cập về tiền lương của nghệ sĩ trong các kỳ họp Quốc hội khóa 8, 9, 10 nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Ông Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Cần xem xét lại Việc thành lập các hội đồng nghiên cứu nhằm cải cách tiền lương đã được khởi động từ nhiều năm nay và cho đến giờ chúng ta vẫn còn phải liên tục cải cách. Việc chuyển đổi tiền lương phụ thuộc vào sự chuyển đổi về kinh tế, phải tuân thủ quy chế kinh tế. Việc cải cách tiền lương là phải cải cách cho toàn xã hội, trong đó có nghệ thuật biểu diễn, chứ không thể cải cách riêng cho nghệ thuật biểu diễn. Để giải quyết việc này cần có nhiều bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ LĐ-TB-XH. Riêng lương của nghệ sĩ, tôi đồng ý là có quá nhiều bậc (trên 30 bậc). Nếu tính bình quân 2 năm rưỡi công tác được lên một bậc thì phải mất ít nhất 70 năm mới hết bậc lương, trong khi nữ 55 tuổi về hưu, mà 25 tuổi mới ra trường. Đây là một vấn đề bất cập cần phải xem xét lại. |
Theo Ngân Hoa
Người lao động
Người lao động