Nghệ thuật mới của Yoko Ono - “Hy vọng và Hòa Bình”

“John Lennon vẫn luôn luôn bên cạnh tôi, trong đời thường cũng như trong âm nhạc”, bà Yoko Ono, người vợ của cha đẻ ban nhạc huyền thoại “The Beatle” trả lời với báo giới sau gần 30 năm kể từ ngày John Lennon bị kẻ rối loạn nhân cách sát hại.

“John Lennon vẫn luôn luôn bên cạnh tôi, trong đời thường cũng như trong âm nhạc”, bà Yoko Ono, người vợ của cha đẻ ban nhạc huyền thoại “The Beatle” trả lời với báo giới sau gần 30 năm kể từ ngày John Lennon bị kẻ rối loạn nhân cách sát hại.

Mô tả ảnh.

John Lennon và Yoko Ono nói với báo giới về hy vọng và hòa bình (trước kia, họ thường chụp ảnh trên giường để phản đối chiến tranh và bạo lực).

Suốt trong thời gian dài cô độc, bà vẫn làm việc với nỗi đau riêng của chính mình. Bà vừa mở một triển lãm với chủ đề chống bạo lực có tên “Das Gift” tại thành phố Berlin, Đức. Tại cuộc triển lãm lần này, bà Ono với những tác phẩm “nghệ thuật sắp đặt”, kết hợp điện ảnh, âm thanh, màu sắc và điêu khắc.

Tác phẩm chính đặt ở trung tâm cuộc triển lãm sắp đặt mang tên “Das Gift ” Yoko Ono là một tấm kính vuông lớn, dày, ngay giữa mặt kính là một lỗ hổng mang hình viên đạn xuyên qua. Tác phẩm có một cái tên đơn giản “Lỗ hổng”. Tác giả, bà vợ góa của John Lennon năm nay 77 tuổi, muốn mời gọi và thuyết phục khách thưởng ngoạn nghệ thuật suy tư về “Hành động bất lương và bạo lực” thường xảy ra trên thế giới hiện nay và chúng ta đừng bao giờ lẩn tránh hay mất hy vọng khi phải đối đầu, chống chọi với chúng. “Có rất nhiều “Lỗ hổng” trên nhiều cửa sổ trong thế giới chúng ta đang sống. Hãy suy nghĩ về điều đó”. Bà nói.

Nhưng những lỗ hổng mang hình viên đạn đó, đối với bà Yoko Ono, mỗi ngày mỗi lớn hơn. Bà muốn dành ý tưởng này làm quà tặng cho John Lennon, người chồng yêu quý của bà bị bắn chết bên ngoài chỗ ở của họ ở New York vào 30 năm trước.

Một tác phẩm sắp đặt khác là một dãy 7 chiếc áo choàng thủng, vốn là của những người bị bắn thẳng vào ngực được treo trên tường, chen lẫn, nhập nhòa sắc áo và bóng đổ của người xem. Đến cả chùm mũ lính trận của quân đội Đức, treo ngược, buông từ trên trần nhà xuống, lơ lửng, lùng nhùng, hư ảo bên cạnh hàng trăm mảnh nhỏ màu xanh trời nhạt, tưởng như người xem có thể “hái một vài mảnh trời con con” ấy rồi mang chúng về nhà. Phòng tầng trên, người xem được chào đón bằng nụ cười khi tác giả sắp đặt một computer có gắn máy quay hình để ghi và phát lại những khuôn mặt đang vui của họ cùng với hàng trăm khuôn mặt khác mà bà Yoko Ono đã cài đặt sẵn trong dữ liệu. Một số khuôn mặt trong đó, thỉnh thoảng, chớp hiện lên trên bức tường kế bên.

Mô tả ảnh.

Yoko Ono chụp ảnh cùng tác phẩm “A hole” tại triển lãm.

Yoko Ono nói rằng, bà muốn cuộc triển lãm sắp đặt của mình được diễn ra ở Berlin bởi lịch sử bất an của thành phố này cùng sự rối rắm, xáo trộn của nó đã gây nên nỗi xúc động đến đời sống riêng tư của bà. “Tôi cảm thấy tất cả thời gian khi tôi thực hiện trưng bày các tác phẩm này, người dân Berlin sẽ hiểu được tôi. Chủ đích chính của tôi”, Ono nói tiếp “muốn phổ biến đến mọi người thông điệp về hy vọng và hòa bình”.

Qua cuộc phỏng vấn của tạp chí Time, bà Ono trả lời về sự cộng sinh giữa mình và người chồng trong khi sáng tác. Bà cho là rất ít khi. Ngoài vai trò là người vợ, khi viết những ca khúc tôi thích làm một mình. Nhưng đến lúc tôi cần đến sự hỗ trợ của chồng thì anh ấy đã ra đi. Tôi hụt hẫng đối diện với thực tế đó. Sau một thời gian khủng hoảng, tôi nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với di sản của John Lennon cùng người hâm mộ. Năm nào tôi cũng mang đến cho khán giả một thứ gì đó của Lennon. Năm nay tôi phát hành 121 ca khúc của anh đã được xử lý lại.

HOÀNG ĐẶNG

Đọc thêm