Nghề tốn người đẹp mà chất lượng không cao

Không ai phản đối chuyện một người trẻ muốn trở thành người “đa năng”, nhưng nếu năng động mà không có mục tiêu cụ thể nào được định hình theo kiểu “nhạc nào cũng nhảy” thì e khó có thể đạt đến tầm chuyên nghiệp.

Không ai phản đối chuyện một người trẻ muốn trở thành người “đa năng”, nhưng nếu năng động mà không có mục tiêu cụ thể nào được định hình theo kiểu “nhạc nào cũng nhảy” thì e khó có thể đạt đến tầm chuyên nghiệp.Cơn lốc MC từ người nổi tiếng Phi Thanh Vân làm MC (người dẫn chương trình) ca nhạc, siêu mẫu Đức Tiến làm MC ca nhạc, Tuấn Hưng, Lương Mạnh Hải, Ngọc Oanh, Bình Minh làm MC… là những thông tin không còn xa lạ với bạn đọc hiện nay. Khi gọi tên một người nổi tiếng, ngoài danh hiệu ca sĩ, còn phải thêm vào nào diễn viên kiêm MC… cho đúng “tính chất nghề nghiệp”. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, nghề MC bỗng dưng trở thành mảnh đất béo bở cho rất nhiều người, từ hoa hậu đến hoa khôi, từ người nổi tiếng đến giới trẻ ưa thích sự nổi tiếng. Nhu cầu MC là chuyện hết sức bình thường trong thời đại bùng nổ các kênh truyền hình, gameshow và vô số những event khác.
Hoa hậu Thuỳ Lâm (trái) làm MC Bài hát Việt
Vấn đề là dường như các nhà tổ chức tin rằng chỉ cần MC là một người nổi tiếng đang thu hút dự chú ý của công chúng thì chương trình đó sẽ thành công. Họ mặc cho khán giả chê bai, la ó về cái sự dẫn “vô duyên” hết mức của một người đẹp nào đó. Thực tế, nước cờ ấy lại phản tác dụng. Ca sĩ Bảo Thy đã phải nhanh chóng rút “tay trái” về để bảo toàn hình ảnh của mình trên các sàn diễn âm nhạc. Hay có những người đẹp được khán giả nhớ tới không phải bởi hào quang sắc đẹp mà bởi những câu hỏi hớ hênh vô cùng “ngộ nghĩnh”. Hay có cô hoa hậu vì nói dở quá mà đạo diễn không cho dẫn nữa, chỉ đứng trên sân khấu cho … đẹp đội hình.


Sự “nuông chiều” MC chỉ vì đó là người đẹp, người có ảnh hưởng tới công chúng, nhiều khi đã làm ảnh hưởng đến chương trình đã được cả ekíp dày công chuẩn bị, quả là đáng chê trách.

Nhiều ý kiến cho rằng, nghề MC bây giờ mang tính thị trường nhiều hơn và dường như những chuẩn mực riêng của một người dẫn chương trình đang bị hòa tan trong nhiều yếu tố cần nhưng không phải là tất cả.

Thiếu đào tạo bài bản và "tham lam"

Dạo một vòng quanh google, gõ từ khoá nào liên quan đến MC, kết quả trả về đầy rẫy những quảng cáo rầm rộ về những khoá đào tạo MC chuyên nghiệp. Những lớp học này rộ lên thu hút rất đông giới trẻ. Tiêu chí tuyển dụng một MC là : ngoại hình khá, khả năng nói lưu loát, không bị ngọng, ưu tiên ứng viên đã qua đào tạo các khoá MC… Có thể thấy một thực tế là ở Việt Nam, trong giới MC có rất ít người được đào tạo bài bản và xây dựng được thương hiệu cho chính mình. Đa phần người làm MC được "góp nhặt"  từ nhiều nguồn khác nhau, như các cuộc thi tìm người dẫn chương trình, thi hoa khôi… các ca sĩ trẻ đang nổi đình nổi đám, siêu mẫu chân dài, diễn viên, nghệ sĩ hài… Một MC trẻ khi được phỏng vấn lý do đến với nghề đã trả lời hết sức hồn nhiên: muốn thử sức xem mình có năng khiếu gì không? Hay có nhiều MC trẻ mới tạo dựng được hình ảnh của mình trong lòng khán giả nhưng đã vội tham lam, lấn sân sang PR, ca nhạc, diễn viên, kinh doanh giải trí với mong muốn thử mỗi chỗ một chút.

Không ai phản đối chuyện một người trẻ muốn trở thành người “đa năng”, năng động nhưng nếu không có mục tiêu cụ thể nào được định hình mà  “nhạc nào cũng nhảy” thì e khó có thể đạt đến tầm chuyên nghiệp.

Thiết nghĩ, để có được những MC chuyên nghiệp thì sự chọn lọc khắt khe là vô cùng cần thiết. Tức là người tổ chức chương trình, đạo diễn cũng phải chuyên nghiệp trong lựa chọn MC. Chuyên nghiệp từ cách nghĩ và cách sử dụng MC trong các chương trình.
 

      Ngọc Lương
Theo VietNamNet

Đọc thêm