Nghi vấn quanh những công văn triển khai đề án chặt 6.700 cây xanh

(PLO) -  Công văn số 02/ KH-BCĐ của “Ban chỉ đạo trật tự và văn minh đô thị” của UBND TP. Hà Nội do ông Nguyễn Quốc Hùng (Phó Chủ tịch Ủy ban  (PCT UB) ký vào ngày 5/1/2015 khởi đầu cho việc chặt hạ cây xanh hàng loạt theo “Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị” hai bên đường phố Hà Nội giai đoạn năm 2014- 2015 do Sở Xây Dựng lập vào năm 2013.
Gỗ bị chặt hạ tại bãi tập kết gỗ của Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội.
Gỗ bị chặt hạ tại bãi tập kết gỗ của Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội.
Công văn số 02/KH-BCĐ với Kế hoạch thực hiện chỉ thị 01/CT-UBND (ngày 4/1/2014) của UBND TP về “Năm trật tự và văn minh đô thị” năm 2015. Công văn này đã nhấn mạnh việc chặt hạ, thay thế cây xanh là nội dung trọng tâm:
“Tăng cường kiểm tra, cắt tỉa cành, tán cây xanh đô thị đảm bảo mỹ quan; chặt hạ, dịch chuyển thay thế, bổ sung các cây xanh bị sâu mục, có nguy cơ gãy, đổ, không đúng chủng loại cây xanh đô thị bằng các cây xanh đô thị theo đúng chủng loại, kích thước, tiêu chuẩn quy định.
Tiếp tục triển khai đề án cải tạo, thay thế cây xanh cong xấu, không đúng chủng loại đô thị hai bên đường bằng các cây đúng chủng loại, kích thước quy định”.
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội trong buổi họp báo chiều 20/3, có 21 câu hỏi được các phóng viên đặt ra nhưng rốt cuộc không nhận được bất cứ câu trả lời nào trong buổi họp báo này.
 Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội trong buổi họp báo chiều 20/3, có 21 câu hỏi được các phóng viên đặt ra nhưng rốt cuộc không nhận được bất cứ câu trả lời nào trong buổi họp báo này.
Trước đó, Sở Xây dựng đã lập đề án Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố Hà Nội giai đoạn năm 2014- 2015 (tại Tờ trình 8542/TTr-SXD ngày 1/11/2013) trình lên UBND TP Hà Nội và đã được ông Nguyễn Văn Khôi (PCT UBND TP) ký Quyết định 6816/QĐ-UBND về việc phê duyệt "Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị" hai bên đường phố Hà Nội giai đoạn năm 2014- 2015 (vào ngày 11/11/2013).  
Theo nội dung đề án của Sở Xây dựng thì kinh phí dự kiến: 73,38 tỷ đồng, gồm: cải tạo, thay thế, trồng bổ sung cây cảnh tại hố trồng cây: 67,88 tỷ đồng; công tác khảo sát, đánh mã số cây quản lý: 5,5 tỷ đồng.
Theo quyết định của ông Khôi ký thì Sở Xây dựng là đơn vị được giao chủ trì triển khai thực hiện.
Hơn 100 cây hoa sữa trên đường Nguyễn Chí Thanh được trồng lại tại vườn ươm của Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội.
Hơn 100 cây hoa sữa trên đường Nguyễn Chí Thanh được trồng lại tại vườn ươm của Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội.
Cũng trên tinh thần đó, ông Nguyễn Văn Khôi đã ký quyết định số 1495/QĐ-UBND (ngày 18/3/2014) “Về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ TP. Hà Nội" đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm mục đích: "xanh, văn minh, văn hiến, hiện đại", với mục tiêu: 70% không gian xanh - 30% phát triển đô thị.
Quy hoạch này cũng được giao hết cho Sở Xây dựng chủ trì.
Từ Công văn số 02/KH-BCĐ (ngày 5/1/2015) với Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 01/CT-UBND (ngày 4/1/2014) của UBND TP về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, Sở Xây dựng đã có Công văn 296/SXD-MT (ký ngày 14/1/2015) về việc thay thế cây xanh trồng hai bên đường một số tuyến phố trên địa bàn thành phố theo hình thức xã hội hóa. 
Vào ngày 30/1/2015, ông Nguyễn Quốc Hùng ký tiếp Công văn số 659/UBND-XDGT gửi Sở Xây dựng và Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội với nội dung:
“Chấp thuận chủ trương về việc thay thế cây xanh không đúng chủng loại cây xanh đô thị, không đảm bảo mỹ quan đô thị, các cây xanh nghiêng, xấu, sâu mục trên 5 tuyến phố: Tràng Thi, Lý Thường Kiệt, Hai Bà  Trưng, Phan Chu Trinh, đường Thanh Niên theo phương thức xã hội hóa như đề nghị của Sở Xây dựng”.
Danh sách các công ty tham gia xã hội hóa đợt chặt cây vừa rồi ở Hà Nội.
 Danh sách các công ty tham gia xã hội hóa đợt chặt cây vừa rồi ở Hà Nội.
Hơn 1 tháng sau, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng ký thêm Công văn 1433/ UBND-XDGT (vào ngày 2/3/2015) về “Tăng cường thực hiện năm trật tự văn minh đô thị 2015” gửi Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan yêu cầu tiến hành quyết liệt, hiệu quả ngay từ đầu năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND TP trước ngày 20/3/2015”.
Và trong Công văn số 1532/SXD-MT do ông Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hoàng Nam Sơn ký (vào ngày 10/2/2015) cho biết: “Giao Công ty TNHH MTV Cơ điện công trình, Công ty Cổ phần môi trường cây xanh đô thị - VPT, Công ty cổ phần Bình Minh Thăng Long Hà Nội, Công ty Cổ phần thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành thực hiện thay thế các cây xanh không đúng chủng loại cây đô thị, không đảm bảo mỹ quan đô thị, các cây xanh nghiêng, sâu mục trên các tuyến phố Tràng Thi, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Phan Chu Trinh, đường Thanh Niên bằng nguồn kinh phí xã hội hóa để triển khai thực hiện theo quy định”.
Một cây xà cừ trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh bị chặt hạ đợt vừa rồi, trong khi tuyến đường từng được mệnh danh "Con đường đẹp nhất Việt Nam" này không có tên trong danh sách các tuyến phố cần thay thế cây theo công văn số 659/UBND-XDGT do Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng ký.
 Một cây xà cừ trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh bị chặt hạ đợt vừa rồi, trong khi tuyến đường từng được mệnh danh "Con đường đẹp nhất Việt Nam" này không có tên trong danh sách các tuyến phố cần thay thế cây theo công văn số 659/UBND-XDGT do Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng ký.
Với tinh thần và nội dung các công văn trên, có thể hiểu việc chặt hạ cây xanh hàng loạt trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội vừa qua có tới 5 công ty tham gia. 
Tại sao Sở Xây dựng đề xuất "xã hội hoá" việc chặt hạ và thay thế cây xanh hàng loạt, số gỗ bị đốn hạ đó đã được kiểm đếm, giám sát ra sao? Các cây đã bị chặt hạ, thay thế có thực sự "không đúng chủng loại cây đô thị, không đảm bảo mỹ quan đô thị, các cây xanh nghiêng, sâu mục" như yêu cầu của TP. HN? Các cây trồng thay thế có đúng theo yêu cầu trong kế hoạch mà lãnh đạo TP. Hà Nội đã phê duyệt? 
Đặc biệt, tuyến đường Nguyễn Chí Thanh không có nêu tên trong quyết định thay thế cây xanh (bằng hình thức xã hội hóa như Công văn 695/UBND-XDGT) mà Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng đã ký, nhưng tại sao Sở Xây dựng Hà Nội lại cho thay thế cây xanh ở tuyến đường này bằng hình thức xã hội hóa?
Được biết, liên quan đến việc thanh tra toàn diện nội dung chặt hạ, thay thế cây xanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao Chánh Thanh tra TP chủ trì, tham gia đoàn thanh tra có lãnh đạo Công an TP Hà Nội, các sở, ngành. Chậm nhất 30 ngày đoàn thanh tra sẽ phải báo cáo kết quả cho UBND Thành phố.
PLVN tiếp tục cập nhật thông tin.
Sẽ báo cáo vụ việc lên Ban Bí Thư, Thủ tướng Chính phủ
Đó là thông tin mà ông Phan Đăng Long, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết trong cuộc giao ban báo chí hôm qua (24/3) tại Thành ủy Hà Nội.

Ông Long cho biết: Thường trực Thành ủy đã mời các cơ quan liên quan báo cáo sự việc chặt hạ cây xanh gây phẫn nộ trong dư luận. Trên cơ sở báo cáo đó, Thường trực Thành ủy đã có kết luận và tới đây Ban cán sự Đảng Ủy ban sẽ có báo cáo chi tiết, đầy đủ sự việc lên Ban Bí Thư, Thủ tướng Chính Phủ.

Ông Long cho biết thêm vụ việc đang được Thanh tra và khi có kết luận thanh tra sẽ cung cấp thông tin cho báo chí.  Còn 21 câu hỏi chưa trả lời, thì sẽ được Sở Xây dựng trả lời cho các cơ quan báo chí theo đúng chỉ đạo của UBND TP.

Trước thông tin cho rằng ông Long bị kỷ luật, ông Long cho biết rằng ông rất bất ngờ vì thông tin này và ông nói ông không làm gì sai mà bị kỷ luật. Hiện tại ông vẫn đi họp và điều hành các cuộc giao ban báo chí như thường.

Ông nói rằng ông biết trên mạng lưu truyền những câu nói nổi tiếng của ông, nhưng người viết đã có tình cắt xén câu nói của ông nên cộng đồng hiểu sai tinh thần của ông./.

Đọc thêm