Hoạt động âm nhạc luôn mong chờ lộ diện những nhân tài, những giọng ca đủ sức tạo nên sự mới mẻ cho đời sống ca nhạc đang cằn cỗi và nhàm chán hiện nay. Nhưng xem ra việc ấy khó như đi hái sao trên trời. Hàng loạt cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc vào mùa, từ những cuộc thi chính thống mang tính truyền thống, như Tiếng ca học đường, Ngôi sao Tiếng hát truyền hình, Vietnam Idol, Sao Mai - Điểm hẹn... đến các cuộc tìm kiếm khác của các công ty, trung tâm đào tạo tư nhân. Sự sôi động của những cuộc thi này bắt đầu làm cho không khí thị trường giải trí có phần ấm lên nhưng chưa thể hứa hẹn đủ sức làm thay đổi thị trường ca nhạc Việt vốn đang rất eo sèo. Thận trọng đến mức im ắng
|
Hà Anh Tuấn - Phương Vy những giọng ca thành công bước ra từ cuộc thi Sao Mai Điểm hẹn và Vietnam Idol |
Vòng thi thử giọng của cuộc thi Vietnam Idol 2010, do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Công ty BHD tổ chức, đã đi được 2/3 chặng đường và sẽ kết thúc tại TPHCM vào hai ngày 21 và 22-7. Dự kiến chương trình truyền hình thực tế của vòng thi thử giọng này sẽ lên sóng truyền hình trên kênh VTV6 vào đầu tháng 8. Điều dễ dàng nhận thấy là sự khởi động của cuộc thi năm nay không quá ồn ào trên các phương tiện thông tin đại chúng như những mùa trước. Đây có thể là giải pháp của nhà tổ chức, không muốn khua chiêng đánh trống để sau đó gây thất vọng cho công chúng về chất lượng của cuộc thi, khiến cho uy tín của cuộc thi bị sút giảm như ở các mùa giải trước. Thế nhưng ở một mặt nào đó, giải pháp này khiến cho công chúng quan tâm có cảm giác cuộc thi như mất hút. Với truyền thống tổ chức 2 năm/lần, 2010 cũng là năm “đến hẹn lại lên” của cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn. Ngày 30-6, cuộc thi này đã xong vòng sơ tuyển nhưng xem chừng ban tổ chức cuộc thi vẫn phải cẩn thận nên không hé lộ thông tin gì về cuộc thi trước khi vòng chung kết chưa chính thức diễn ra. Ngay cả các đoạn video clip hậu trường với mục đích quảng bá cuộc thi cũng hoàn toàn mất dấu. Hiển nhiên, khi “mù” thông tin, công chúng không nhắc đến cuộc thi, dù Sao Mai- Điểm hẹn là một trong những cuộc thi được chờ đợi nhiều nhất trong những năm gần đây bởi tỉ lệ giọng ca bước ra từ cuộc thi này thành công khá nhiều trên thị trường ca nhạc so với nhiều cuộc thi khác. Ngay cả cuộc thi Tiếng ca học đường 2010, cuộc thi vốn ồn ào nhất cũng chọn giải pháp im ắng cho đến gần ngày diễn ra vòng chung kết (14-7, đêm tranh tài đầu tiên) mới tổ chức họp báo công bố. Sự im lặng khác thường của các cuộc thi đều được ban tổ chức giải thích theo nhiều lý do đầy tính “bếp núc” của công tác tổ chức nhưng theo góc nhìn của các nhà chuyên môn, vấn đề mấu chốt là do chất lượng thí sinh của các cuộc thi không có gì đặc biệt khiến các nhà tổ chức thiếu tự tin để quảng bá rầm rộ về nó.Vẫn chỉ là khát khao? Tính đến thời điểm hiện tại, lượng thí sinh tranh tài vòng sơ tuyển của cuộc thi Vietnam Idol 2010 đã lên đến con số 24.000 người, một con số khổng lồ đủ để khẳng định niềm đam mê ca hát không giới hạn của giới trẻ hiện nay. Thế nhưng để tìm một giọng ca tài năng trong số này không phải là chuyện dễ dàng. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (thành viên ban giám khảo của cuộc thi Vietnam Idol 2010) chia sẻ: “Nổi trội nhất trong các khu vực, qua vòng thử giọng hát, là các thí sinh ở miền Bắc. Một số bạn có chất giọng và cả vóc dáng đủ tiêu chuẩn của một ca sĩ thực thụ. Bản thân tôi cũng nuôi hy vọng họ sẽ tỏa sáng không chỉ trong cuộc thi mà cả trong tương lai”. Với ca sĩ Siu Black (cũng là thành viên ban giám khảo Vietnam Idol 2010, đã gắn bó với cuộc thi trong suốt 2 mùa trước) thì chất lượng thí sinh cũng tạm ổn. Theo chị: “Còn quá sớm để nói bất cứ điều gì bởi một giọng ca tài năng cần nhiều yếu tố hội tụ trong một con người. Và con đường của họ còn quá dài để họ khẳng định mình. Có thể họ là tài năng thực sự nhưng cũng có thể những biểu hiện ban đầu này chỉ là những dấu hiệu giả. Bản thân tôi cũng phải chờ đợi”. Trong khi đó, với các thí sinh của cuộc thi Tiếng ca học đường 2010, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung, thành viên ban giám khảo vòng sơ tuyển và chung kết, nhận định: “Qua những gì đã chứng kiến, điều mà tôi có thể khẳng định là các thí sinh đều là những học sinh có tiềm năng, triển vọng và nắm trong tay cơ hội phát triển nhờ ưu thế trẻ trung. Thế nhưng, những giọng ca này cũng còn khá non nớt và việc họ có tỏa sáng được hay không còn cần nhiều yếu tố tác động nên chẳng ai dám chắc điều gì sẽ xảy ra với họ”. Hơn ai hết, những người hoạt động trong ngành âm nhạc luôn mong chờ lộ diện những nhân tài, những giọng ca đủ sức tạo nên sự mới mẻ cho đời sống ca nhạc đang cằn cỗi và nhàm chán hiện nay. Đó chính là điều khiến NSƯT- ca sĩ Tạ Minh Tâm quyết đầu tư hơn 1 tỉ đồng để tuyển chọn và đào tạo ra một giọng ca đủ sức trở thành ca sĩ đúng nghĩa. Anh cho biết một trong những điểm khác biệt của cuộc thi tìm kiếm ca sĩ độc quyền của trung tâm thanh nhạc Bước Nhảy mà anh làm giám đốc so với những cuộc thi tìm kiếm tài năng khác chính là đào tạo tới nơi, tới chốn một giọng ca tiềm năng được phát hiện. Dẫu vậy, anh cũng thừa nhận: “Tìm được một nhân tài trẻ hiện nay, nhất là khi các cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát được tổ chức ồ ạt, là một áp lực lớn”. Thiếu trau dồi, rèn luyện Nhạc sĩ Quốc An nói: “Thực tế, showbiz Việt không quá cạn kiệt nhân tài. Với kinh nghiệm từng gắn bó với nhiều cuộc thi tuyển chọn giọng ca tài năng trẻ tôi thấy có rất nhiều thí sinh có giọng hát rất tốt nhưng tất cả đều không để lại dấu ấn bởi thiếu quá trình rèn luyện. Minh chứng rõ nét là các sinh viên nhạc viện luôn gây ấn tượng bởi giọng hát rất kỹ thuật của mình nhưng cái họ thiếu lại là cảm xúc trong cách thể hiện. Với những người có giọng ca bản năng lại thiếu kỹ thuật xử lý thanh nhạc. Tất cả những điều này đều có thể khắc phục nếu các thí sinh có ý thức trau dồi, rèn luyện trước khi bước vào một cuộc thi, để thực hiện ước vọng lớn của mình. Điều đó phần nào lý giải vì sao các cuộc thi, từ chính thống trên sóng truyền hình đến các cuộc thi tuyển của các trung tâm đào tạo tư nhân, ngày càng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thí sinh có chất lượng cao."
Đâu dễ kiếm nhân tài Nhạc sĩ Trần Tiến cũng thẳng thắn thừa nhận: “Đâu dễ kiếm nhân tài đến thế và đâu phải thời nào cũng có nhân tài”. Đây không chỉ là nhận định của riêng nhạc sĩ Trần Tiến. Như lời nhạc sĩ Minh Châu thì “nhân tài cần một quãng thời gian dài để đào luyện nhưng mật độ tổ chức cuộc thi ngày càng dày đặc và thí sinh không đủ kiên nhẫn đợi đến thời điểm chín muồi (về tài năng) đã khăn gói ứng thi”. |
Theo Thùy Trang
NLĐ
NLĐ