Tới thăm Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, gặp gỡ PGS, tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, ông vui mừng trao đổi với chúng tôi: Đại hội Đảng XI vừa diễn ra tại Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến của dân tộc ta, nhằm tổng kết những thành tựu thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, tổng kết kinh nghiệm 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, xây dựng định hướng phát triển cho 10 năm 2011-2020 là đích mà nước ta phấn đấu để cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại... Là một cán bộ khoa học, tôi rất vui mừng và quan tâm theo dõi để kịp thời nắm bắt thông tin cả quá trình tiến tới đại hội cũng như những ngày đang diễn ra Đại hội. Các văn kiện được trình bày tại Đại hội XI đã thể hiện sự sâu sát trong đánh giá về những việc làm được, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, khiếm khuyết để khắc phục, điều đó thể hiện tính Đảng, tính chiến đấu của những người đứng mũi chịu sào trước vận mệnh vẻ vang của đất nước.
Quá trình đổi mới trong 25 năm qua, đặc biệt là từ khi có Cương lĩnh 1991 của Đảng cùng với những tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội của 5 năm 2006-2010 đã đưa lại niềm tin cho đội ngũ trí thức, không những với những người đang làm việc trong nước mà cả cho những nhà khoa học của Việt Nam, các Viêt kiều ở nước ngoài sự phấn chấn và mong muốn có những đóng góp thiết thực hơn cho đất nước.
Nói riêng về ngành khoa học công nghệ hạt nhân, những quyết sách của Đảng ta trong 5 năm qua đã đánh dấu bước đột phá về nhận thức, chủ trương và chính sách, đó là ban hành Chiến lược Ứng dụng Năng lượng Nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 vào tháng 01/2006, Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược được ban hành tháng 7/2007, lần đầu tiên nước ta có Luật Năng lượng nguyên tử có hiệu lực từ tháng 01/2009, chủ trương xây dựng 4 tổ máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận được khẳng định vào tháng 11/2009, chủ trương về xây dựng một Trung tâm Khoa học Công nghệ hạt nhân hiện đại tầm khu vực và thế giới cũng đang được xem xét, ... Có thể nói, sau Công trình trọng điểm cấp quốc gia về Khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt giai đoạn 1981-1985 thì những nội dung, dự án, đề án về năng lượng nguyên tử sẽ thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 sẽ là cơ hội thứ 2 cho ngành, cơ hội này sẽ lớn hơn nhiều, tầm cỡ hơn nhiều so với 30 năm trước đây.
Nghĩ về những quyết sách đó, là những cán bộ khoa học, chúng tôi thật sự cám ơn sự lãnh đạo sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của Đảng. Chúng tôi lại càng hy vọng và tin tưởng rằng Đại hội Đảng XI là điểm mốc quan trọng sẽ đưa những quyết sách mới vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và cho Ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam nói riêng. Với nhận thức đó, tôi mong muốn và đề nghị Đại hội thể hiện vào các văn kiện của mình sự quyết tâm cao của Đảng về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân, có chính sách đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu khoa học để nước ta tiếp thu nhanh và sớm làm chủ những công nghệ hạt nhân tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay.
Nguyễn Chí Long (ghi)
Quá trình đổi mới trong 25 năm qua, đặc biệt là từ khi có Cương lĩnh 1991 của Đảng cùng với những tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội của 5 năm 2006-2010 đã đưa lại niềm tin cho đội ngũ trí thức, không những với những người đang làm việc trong nước mà cả cho những nhà khoa học của Việt Nam, các Viêt kiều ở nước ngoài sự phấn chấn và mong muốn có những đóng góp thiết thực hơn cho đất nước.
Nói riêng về ngành khoa học công nghệ hạt nhân, những quyết sách của Đảng ta trong 5 năm qua đã đánh dấu bước đột phá về nhận thức, chủ trương và chính sách, đó là ban hành Chiến lược Ứng dụng Năng lượng Nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 vào tháng 01/2006, Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược được ban hành tháng 7/2007, lần đầu tiên nước ta có Luật Năng lượng nguyên tử có hiệu lực từ tháng 01/2009, chủ trương xây dựng 4 tổ máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận được khẳng định vào tháng 11/2009, chủ trương về xây dựng một Trung tâm Khoa học Công nghệ hạt nhân hiện đại tầm khu vực và thế giới cũng đang được xem xét, ... Có thể nói, sau Công trình trọng điểm cấp quốc gia về Khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt giai đoạn 1981-1985 thì những nội dung, dự án, đề án về năng lượng nguyên tử sẽ thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 sẽ là cơ hội thứ 2 cho ngành, cơ hội này sẽ lớn hơn nhiều, tầm cỡ hơn nhiều so với 30 năm trước đây.
Nghĩ về những quyết sách đó, là những cán bộ khoa học, chúng tôi thật sự cám ơn sự lãnh đạo sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của Đảng. Chúng tôi lại càng hy vọng và tin tưởng rằng Đại hội Đảng XI là điểm mốc quan trọng sẽ đưa những quyết sách mới vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và cho Ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam nói riêng. Với nhận thức đó, tôi mong muốn và đề nghị Đại hội thể hiện vào các văn kiện của mình sự quyết tâm cao của Đảng về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân, có chính sách đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu khoa học để nước ta tiếp thu nhanh và sớm làm chủ những công nghệ hạt nhân tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay.
Nguyễn Chí Long (ghi)