Nhân rộng mô hình “Đoạn sông tự quản”

Phường Cửa Nam (TP Nam Định) có 15 tổ dân phố, trong đó có 6 tổ dân phố nằm ven theo 2km bờ sông đào, tập trung nhiều dân cư sinh sống và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trước kia, các hộ dân cư và các cơ sở sản xuất, kinh doanh này thường vứt rác thải sinh hoạt, sản xuất xuống lòng sông, bốc mùi xú uế nồng nặc. Vào những ngày nước lớn, rác còn tràn lên sát mép nhà các hộ dân.

Phường Cửa Nam (TP Nam Định) có 15 tổ dân phố, trong đó có 6 tổ dân phố nằm ven theo 2km bờ sông đào, tập trung nhiều dân cư sinh sống và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trước kia, các hộ dân cư và các cơ sở sản xuất, kinh doanh này thường vứt rác thải sinh hoạt, sản xuất xuống lòng sông, bốc mùi xú uế nồng nặc. Vào những ngày nước lớn, rác còn tràn lên sát mép nhà các hộ dân. Tình trạng này còn khiến cho nguồn nước bị cản trở lưu thông, bị nhiễm bẩn ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khoẻ của người dân và làm mất mỹ quan đô thị của thành phố.

Phà Đống Cao trên đường 56 nối xã Yên Nhân (Ý Yên) với xã Nghĩa Minh (Nghĩa Hưng).
Ảnh: Đức Hoa

Trước thực trạng này, tháng 6-2010, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND phường Cửa Nam triển khai mô hình “Đoạn sông tự quản”. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của dự án “Nâng cao năng lực sử dụng nguồn tài nguyên nước”, phường Cửa Nam đã thành lập 6 tổ tự quản về bảo vệ môi trường tại 6 tổ dân phố, 2 tổ thu gom rác ven sông. Mỗi tổ được hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động trong thời gian 6 tháng, trang bị 6 bộ quần áo bảo hộ, găng tay, cuốc, xẻng, chổi, vợt vớt, thùng đựng và 2 xe chở rác. Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND phường Cửa Nam và 6 đội tự quản và 2 đội thu gom rác đã đẩy mạnh tuyên truyền về thực trạng tài nguyên nước, nguy cơ bị thiếu nước sạch của Việt Nam, tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường cũng như trách nhiệm, lợi ích cụ thể của từng tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh nhiệm vụ tuyên truyền, 6 đội tự quản thường xuyên kiểm tra, phát hiện những khu vực bị ô nhiễm, tiến hành xử lý nhằm kiểm soát và hạn chế sự gia tăng ô nhiễm, 2 tổ thu gom rác thải làm nhiệm vụ thu gom và tập kết rác đúng nơi quy định. Ngay trong những ngày đầu mô hình đi vào hoạt động, toàn bộ lực lượng của 6 đội tự quản, 2 đội thu gom đã đến 100% hộ dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh để tuyên truyền, cấp phát tài liệu về Pháp lệnh Bảo vệ môi trường, vận động các hộ dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ký cam kết không vứt rác xuống sông, bảo vệ môi trường xung quanh nơi sinh sống. Bác Trần Minh Mậu, thành viên tổ tự quản tổ dân phố 14 và 15 cho biết: Thời gian đầu, mặc dù đã tự nguyện ký cam kết nhưng một số người vẫn xả rác bừa bãi xuống lòng sông. Tổ tự quản và tổ thu gom tiếp tục đến tuyên truyền, nhắc nhở, tăng cường giám sát, các cơ sở sản xuất dần dần hình thành ý thức tự giác. Đối với những trường hợp còn lén vứt rác xuống lòng sông hoặc đổ bừa bãi  ở khu phố đã bị chính những hộ dân liền kề góp ý, nhắc nhở. Tạo được sự đồng thuận từ các hộ dân, tổ 14, 15 còn tự bỏ kinh phí mua thêm 1 xe chở rác loại nhỏ để vận chuyển rác trong các ngõ nhỏ. Vào thứ 7 hàng tuần, các tổ tự quản phối hợp với các cơ sở sản xuất trên địa bàn tiến hành dọn vệ sinh tại các khu dân cư, khuôn viên các cơ sở, ven bờ sông thuộc đoạn tự quản của mô hình. Môi trường sống đã trong lành trở lại, mỹ quan đô thị cũng từng bước được cải thiện. Từ hiệu quả đạt được, UBND phường Cửa Nam có kế hoạch phát triển, nhân rộng mô hình ra toàn phường nhằm bảo đảm 100% tuyến phố xanh - sạch - đẹp. Đồng chí Nguyễn Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Thành phố sẽ thực hiện các biện pháp nhân rộng mô hình tại 3 phường, xã ven bờ sông Đào nhằm sớm bảo đảm các tiêu chí về môi trường để giữ gìn sức khoẻ cho nhân dân, từng bước bảo đảm VSMT theo tiêu chí đô thị loại 1. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng có kế hoạch tiếp tục huy động nguồn kinh phí để hỗ trợ nhân rộng mô hình tại các phường, xã ven sông của tỉnh./.

Thanh Thúy

Đọc thêm