Liên quan đến nạn “vàng tặc” bùng phát tại 3 xã vùng Loan (Báo Lâm Đồng đã đưa tin), UBND huyện Đức Trọng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm lập lại trật tự, chấm dứt tình trạng đào đãi sa khoáng trái phép tại đây. Đáng chú ý là việc tạm đình chỉ công tác Chủ tịch UBND xã Đà Loan để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.
Tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép dọc theo thung lũng suối Đa Quyn trải dài trên địa bàn 3 xã Đa Quyn, Tà Năng và Đà Loan diễn ra cả mấy chục năm trước, nhưng chủ yếu khai thác theo kiểu thủ công với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, khoảng từ năm 2007, với sự hỗ trợ của phương tiện cơ giới, tình trạng đào đãi vàng sa khoáng trái phép ở khu vực này bùng phát và trở thành điểm nóng tại địa phương. Tranh thủ dịp nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, “vàng tặc” khai thác mạnh hơn. Đến nay, khu vực bị đào bới dài hơn 10km, rộng trung bình 200m với tổng diện tích bị tác động đến hàng trăm héc ta. Từ xã Đà Loan đi vào các xã Tà Năng, Đạ Quyn, địa bàn nào cũng có bóng dáng của nạn “vàng tặc” đào đãi vàng với dẫy hầm hố bị đào sâu, cày xới.
Tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép dọc theo thung lũng suối Đa Quyn trải dài trên địa bàn 3 xã Đa Quyn, Tà Năng và Đà Loan diễn ra cả mấy chục năm trước, nhưng chủ yếu khai thác theo kiểu thủ công với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, khoảng từ năm 2007, với sự hỗ trợ của phương tiện cơ giới, tình trạng đào đãi vàng sa khoáng trái phép ở khu vực này bùng phát và trở thành điểm nóng tại địa phương. Tranh thủ dịp nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, “vàng tặc” khai thác mạnh hơn. Đến nay, khu vực bị đào bới dài hơn 10km, rộng trung bình 200m với tổng diện tích bị tác động đến hàng trăm héc ta. Từ xã Đà Loan đi vào các xã Tà Năng, Đạ Quyn, địa bàn nào cũng có bóng dáng của nạn “vàng tặc” đào đãi vàng với dẫy hầm hố bị đào sâu, cày xới.
|
Máy múc được đưa vào dùng cho việc đào đãi vàng sa khoáng trái phép. |
Nạn đào đãi vàng diễn ra từ lâu nay ở xã Đạ Quyn, Tà Năng, nhưng thời gian gần đây đã tràn ra xã Đà Loan với mức độ, quy mô nghiêm trọng. Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Trọng, “vàng tặc” chủ yếu hoạt động lén lút vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ, tết. Khi cơ quan chức năng kiểm tra có ít người, họ thường huy động đông người để uy hiếp, chống trả, tẩu tán tang vật, phương tiện vi phạm, nhằm gây khó khăn cho công tác xử lý; có trường hợp họ đe dọa cán bộ tại địa phương. Qua nhiều lần truy quét đã thu giữ 8 máy múc, phá hủy 30 lều chòi, hơn 60 máy nổ hút xái vàng các loại ống dây, máng đãi phục vụ cho việc khai thác vàng sa khoáng. Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Thanh Quan - Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho biết, huyện đã tổ chức cuộc họp với các ngành chức năng và 3 xã nói trên trong ngày 26/2 vừa qua. Qua đó kiểm điểm, đánh giá tình hình và đề ra “bộ” giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng đào đại vàng trái phép tại đây. Cụ thể chỉ đạo các xã tiến hành ngay biện pháp san lấp những hầm, hố đào đãi, khai thông dòng chảy suối Đa Quyn. Yêu cầu Công an huyện, Ban chỉ huy Quân sự huyện san lấp mặt bằng, trồng cây xanh những vị trí bị “vàng tặc” khai thác trong diện tích đất huyện giao cho hai đơn vị quản lý, đồng thời nghiêm cấm dùng máy múc vào việc trồng cây mà chỉ được sử dụng máy ủi để phòng tình trạng khai thác trở lại và phải hoàn thành trong năm 2011. Đối với các xã, phải lập kế hoạch, triệt để giải tỏa các chòi, lều trong khu vực, cương quyết tịch thu toàn bộ dụng cụ, phương tiện đào đãi vàng; tiến hành kiểm tra nhân hộ khẩu, đối với người nhập cư có hành vi đào đãi vàng trái phép trục xuất khỏi địa phương; đồng thời, kiểm tra toàn bộ việc sử dụng đất của các hộ dọc suối Đa Quyn, nếu phát hiện tình trạng sang nhượng đất trái phép thì lập thủ tục thu hồi theo quy định. Các xã duy trì lực lượng, phối hợp với Tổ phản ứng nhanh của huyện túc trực 24/24 để kiểm tra, giám sát, xử lý các đối tượng. Kể từ nay trở đi, xã nào để xảy ra tình trạng khai thác, đào múc đất trái phép thì bí thư, chủ tịch xã phải chịu trách nhiệm. Cũng theo ông Phạm Thanh Quan, lãnh đạo các xã đã có cam kết bằng văn bản trước Huyện ủy, UBND huyện không để xảy ra tình trạng khai thác sa khoáng trên địa bàn mình quản lý. Bên cạnh đó, huyện cũng chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, các xã Đà Loan, Tà Năng và Đa Quyn tiến hành tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, tập thể báo cáo UBND huyện trước ngày 10/3 tới đây. “Trước mắt UBND huyện ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày (kể từ 26.2) đối với ông Nguyễn Công Hiệp - Chủ tịch UBND xã Đà Loan để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân, nếu có dấu hiệu vi phạm sẽ kỷ luật về mặt Đảng, cắt chức chủ tịch xã, nặng hơn cần phải khởi tố trước pháp luật” - Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng Phạm Thanh Quan cho biết thêm. Với hàng loạt giải pháp nêu trên, hy vọng nạn đào vàng ở 3 xã vùng Loan sẽ được ngăn chặn.
Xuân Trung