“Nhiều thông tin đăng ký niêm yết chưa đáng tin cậy”

Từ đầu năm đến hết tháng 6, có tổng cộng gần 500 bộ hồ sơ đăng ký niêm yết. Trong đó, có nhiều hồ sơ thông tin đưa ra chưa đáng tin cậy.

Từ đầu năm đến hết tháng 6, có tổng cộng gần 500 bộ hồ sơ đăng ký niêm yết. Trong đó, có nhiều hồ sơ thông tin đưa ra chưa đáng tin cậy. Thông tin trên được ông Bùi Hoàng Hải, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Phát hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), cho biết tại hội thảo “Những bước chuẩn bị IPO thành công cho doanh nghiệp”, do SSC, Tập đoàn Truyền thông Mileage (Singapore) và hãng tin tài chính Bloomberg tổ chức ngày 23/9. Theo số liệu thống kê của SSC, 6 tháng đầu năm, giá trị phát hành ra công chúng của các doanh nghiệp đăng ký niêm yết là hơn 18,6 nghìn tỷ đồng, phát hành cho cán bộ công nhân viên là gần 1,2 nghìn tỷ đồng, cho các đối tác chiến lược là hơn 9 nghìn tỷ đồng… Tổng giá trị phát hành 6 tháng đầu năm 2010 của nhóm doanh nghiệp này đạt khoảng 61 nghìn tỷ đồng.
Nhiều hồ sơ thông tin đưa ra công chúng chưa đáng tin cậy
Nhiều hồ sơ thông tin đưa ra công chúng chưa đáng tin cậy
“Đây là số lượng rất lớn, gấp nhiều lần so với những năm trước. Chưa năm nào mà Vụ Quản lý Phát hành phải vất vả xử lý một khối lượng hồ sơ, sổ sách lớn như 6 tháng đầu năm nay”, ông Bùi Hoàng Hải cho biết thêm. Tuy nhiên, theo cán bộ chuyên trách này, trong hồ sơ của doanh nghiệp đăng ký niêm yết, nhiều thông tin vẫn thực sự chưa đáng tin cậy, và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Đơn cử là trong hồ sơ niêm yết của doanh nghiệp, mà cụ thể là bản cáo bạch, các thông tin được “điền” y nguyên theo mẫu của SSC, thông tin rất sơ sài, mang tính chất “tự nguyện” từ doanh nghiệp. Hơn nữa, có những doanh nghiệp lần trước nộp hồ sơ nhưng do những khó khăn khách quan và chủ quan nên chưa chào bán ra công chúng và niêm yết được; nhưng sau khi nộp lại, thông tin trong hồ sợ cũng được thay đổi luôn. Điều đó nói lên, doanh nghiệp không có chiến lược cụ thể, dài hạn cho việc công bố thông tin trong quá trình phát hành. Nhiều khi việc công bố đơn thuần nhằm mục đích đối phó với quy định pháp luật. Vì vậy thông tin không đủ tính minh bạch. Qua quá trình xử lý hồ sơ, ông Hải nhận thấy, ngay trong bản cáo bạch, việc dự tính doanh thu, lợi nhuận trong tương lai, hay phương pháp tính giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp khi lên sàn từ các công ty chứng khoán cũng rất sơ sài, chưa căn cứ trên giá trị, nền tảng đích thực và thương hiệu của doanh nghiệp. “Vì thế, mỗi khi tính giá cổ phiếu của doanh nghiệp, các công ty chứng khoán đều phải ghi chú thích “căn cứ trên những thông tin doanh nghiệp đưa ra”, ông Hải nói. Ngoài ra, những vấn đề về đạo đức, nghề nghiệp của các công ty chứng khoán, kiểm toán cũng còn nhiều dấu hỏi. Thêm nữa, theo ông Hải, sau khi phát hành, nhiều thông tin cũng không rõ ràng. Trong đó, báo cáo của doanh nghiệp đều là “phát hành thành công 100%”, nhưng khi nộp hồ sơ niêm yết để cơ quan quản lý xem xét lại thì có những đối tác, công ty cổ đông… chưa nộp tiền, hoặc là nộp bằng tài sản nhưng lại không biết định giá như thế nào (?). “Những thông tin chưa được minh bạch như trên có thể sẽ đem lại những rủi ro lớn cho nhà đầu tư”, ông Hải kết luận.
Theo Mạnh Chung
VnEconomy

Đọc thêm