Hải Dương: Sáp nhập thị trấn Cẩm Giàng có làm mất đi “thị trấn văn chương”?

(PLVN) - Thị trấn Cẩm Giàng (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) từng là nơi sinh hoạt và sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn. Trong phương án sắp xếp các đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương năm 2019 -2021, thị trấn Cẩm Giàng một trong những đơn vị phải sáp nhập đổi tên, điều đó khiến nhiều người nuối tiếc.
Một góc thị trấn Cẩm Giàng
Một góc thị trấn Cẩm Giàng

Thị trấn cổ

Theo sử liệu ghi lại, thị trấn Cẩm Giàng ngày nay là một thị trấn có lịch sử gần bốn trăm năm. Trong thư tịch cổ thì gọi là Cẩm Giang (sông Gấm) về sau vì tránh tên huý của chúa Trịnh Giang mới đổi thành Cẩm Giàng.

Thị trấn có phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi một nhánh của sông Thái Bình.Tiếp giáp với nền văn hoá quan họ, đây cũng là nơi giao thoa giữa hai vùng văn hóa xứ Đông và Kinh Bắc. Cẩm Giàng có bề dày khoa bảng, trong các cuộc thi qua các triều đại có nhiều người đỗ đạt.

Năm 1905 đường xe lửa Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, ga Cẩm Giàng trở thành đầu mối trung chuyển hành khách và hàng hoá cho cả vùng. Tuy chỉ có chiều dài chưa tới 1km, nằm dọc tuyến đường sắt, song nơi đây chỉ cách TP Hải Dương chừng hơn chục cây số theo đường chim bay, về Hà Nội bốn mươi cây số, có đường liên tỉnh sang Bắc Ninh. Vì thế phố huyện tuy nhỏ hẹp nhưng cũng thông thoáng.

Một góc thị trấn Cẩm Giàng ngày nay
Một góc thị trấn Cẩm Giàng ngày nay

Cái phố huyện nửa cổ nửa kim này là nơi anh em nhà Nguyễn Tường sinh ra và lớn lên. Trong đó có ba anh em Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam nổi tiếng trên văn đàn.

Sau này cũng chính phố huyện với ga xép nhỏ, phố chợ lèo tèo vài quán hàng, những con người lam lũ, buổi chiều buông hắt hiu nơi hai chị em Liên ngồi ngóng cả buổi chiều chuyến tầu vội vã trở thành nguyên mẫu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

Đây cũng là nơi sinh hoạt và sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn, gồm Bát tú với các tên tuổi như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, Tú Mỡ, Thế Lữ, Trần Tiêu và Xuân Diệu để lại nhiều công trình văn học đồ sộ thuộc các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa thơ, kịch và thơ trào phúng. Do đó, nơi đây được nhiều người biết tới với cái tên “thị trấn văn chương”.

Người dân đồng thuận

Nghị Quyết 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018/2018 của Ban Chấp hành trung Ưương đảng khóa XII; xác định nhiều đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quy mô quá nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây nhiều khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn. Từ đó, cần sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã  phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; đảm bảo hoàn thiện thể chế đơn vị hành chính, bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, Thị trấn Cẩm Giàng hiện là một đơn vị hành chính nhỏ so với các xã. Thị trấn có diệntích tự nhiên 0,46km2, dân số hơn 2.500 người. Do không đảm bảo tiêu chí về dân số, diện tích nên theo kế hoạch thị trấn này sẽ sáp nhập với xã Kim Giang với diện tích hơn 5km2, dân số khoảng 7.000 người, mang tên mới là thị trấn Cẩm Giang.

Đi đôi với lo lắng đi lại không thuận tiện, giấy tờ hành chính rắc rối,thì một số người dân địa phương tiếc nuối việc sắp xếp trên thay sẽ làm mất đi tên gọi Cẩm Giàng vốn gắn bó hàng trăm năm nay.

ông Nguyễn Ngọc Đường – chủ tịch thị trấn Cẩm Giàng
ông Nguyễn Ngọc Đường – chủ tịch thị trấn Cẩm Giàng

Ông Nguyễn Văn Nam (45 tuổi người dân của thị trấn) băn khoăn, việc sáp nhập sẽ gây một số xáo trộn tới cuộc sống của chúng tôi, song sau khi được tuyên truyền người dân đã hiểu được việc sắp xếp lại là cần thiết. Tuy nhiên chúng tôi vẫn mong muốn được giữ tên thị trấn vì nó gắn bó bao nhiêu năm qua là niềm tự hào của những người con sinh ra và lớn lên ở đây.

Những băn khoăn của người dân, ông Nguyễn Ngọc Đường chủ tịch UBND thị trấn giải thích, thực tế trước kia địa danh này có tên gọi là Cẩm Giang sau vì tránh tên húy nên đổi thành thị trấn Cẩm Giàng, nay đổi tên lại chứ không phải tên mới. Hơn nữa, trước kia xã Kim Giang và thị trấn Cẩm Giàng là một đơn vị hành chính.

Mới tách ra mấy chục năm nay nên về căn bản các yếu tố lịch sử truyền thống, văn hóa, dâ n tộc, tôn giáo, tín ngưỡng phong tục tập quán, điều kiện địa lý- tự nhiên cộng đồng dân cư đều có nét tương đồng. Về các thủ tục sápnhập, ông Đường cho biết hiện địa phương đã chuẩn bị xong giai đoạn 1. Bước tiếp theo là lấy ý kiến cử tri, lãnh đạo thị trấn dự đoán có khoảng trên 80% người dân sẽ đồng ý với phương án sáp nhập.

Theo Thông báo kết luận số 1333-TB/TU ngày 4/6/2019 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019-2021 sẽ sắp xếp, sáp nhập 53 đơn vị hành chính cấp xã.

Đọc thêm