Làm gì để phát huy giá trị phế tích tại Vườn Quốc gia Ba Vì?

(PLVN) - Đây là câu hỏi đặt ra tại tọa đàm khoa học “Phát huy giá trị phế tích của Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội” do Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Tập đoàn Melia tổ chức ngày 9/9/2020 với sự tham gia của đại diện Bộ NN&PTNN, Bộ Xây dựng, Bộ VH-TT&DL; nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, bảo tồn, kiến trúc, cảnh quan, đại diện chính quyền địa phương và Vườn Quốc gia Ba Vì.
Một phế tích trong Vườn quốc gia Ba Vì.
Một phế tích trong Vườn quốc gia Ba Vì.

Núi Ba Vì (Sơn Tây, Hà Nội) - một tài nguyên quý của thiên nhiên và có giá trị lịch sử rất lớn, chỉ cách Hà Nội tầm 60km - đang lưu giữ kho tàng đồ sộ gần 200 công trình phế tích là những khu nghỉ dưỡng được Pháp xây dựng từ hơn 90 năm trước tại các điểm cao 400m, 600m, 700m, 800m, 1.000m. Gần 1 thế kỷ dầm mưa dãi nắng, các phế tích rêu phong giữa rừng già xanh ngắt của Vườn Quốc gia Ba Vì ẩn chứa nhiều câu chuyện kỳ thú, bí ẩn.

Nhằm “đánh thức” những công trình này, Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Tập đoàn Melia tổ chức tọa đàm để lấy ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà nghiên cứu lịch sử, bảo tồn, kiến trúc, ngoại giao, chuyên gia quy hoạch trong và ngoài nước để xây dựng các giải pháp bảo tồn bền vững, đầu tư phát triển tài nguyên thiên nhiên đúng pháp luật, đúng mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, phục vụ quy hoạch kiến trúc lịch sử văn hóa cũ và hiện tại cho Thủ đô Hà Nội.

Hiện nay, tại Ba Vì các công trình văn hóa, tâm linh như Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua, Tháp Báo Thiên, Đền Thượng trên đỉnh núi Tản Viên, cùng với các địa danh như Ao Vua, Khoang Xanh, K9, Suối Tiên ở chân núi làm cho toàn bộ khu vực này trở thành khu du lịch đa dạng, hấp dẫn cho Thủ đô và vùng Thủ đô.

Tại hội thảo, tất cả các chuyên gia đều nhất trí rằng, để ứng xử với vùng núi Ba Vì thì khai thác phải đi song song với bảo vệ, tôn tạo để tài nguyên phát triển bền vững và làm tăng giá trị của tài nguyên. 

Đọc thêm