Sạt lở nghiêm trọng 4 vị trí ở bờ biển tây Cà Mau

(PLVN) - Dù tuyến đê biển Tây được xây dựng khá kiên cố, tuy nhiên, đoạn từ Hương Mai - Tiểu Dừa (xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau) đã liên tiếp xuất hiện nhiều vị trí sạt lở rất nghiêm trọng. 

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện tuyến đê này xuất hiện 4 vị trí sạt lở, diễn tiến rất nhanh với chiều dài hiện hữu gần 200m. 

Cụ thể, từ Kênh Dòng Cát hướng đến Tiểu Dừa (890m) xuất hiện một vị trí sạt lở dài 15m; cách 1.400m xuất hiện vị trí sạt lở 20m. Hai vị trí sạt lở tiếp theo gần Tiểu Dừa lần lượt là 70m và 80m. Sóng biển vượt kè hộ đê, phá hủy chân đê, nguy cơ vở đê là rất cao.

Cạnh cửa biển Tiểu Dừa (xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau), đai rừng phòng hộ đã mất, nguy cơ phá hủy thêm chân đê nếu không có giải pháp khẩn cấp…
 Cạnh cửa biển Tiểu Dừa (xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau), đai rừng phòng hộ đã mất, nguy cơ phá hủy thêm chân đê nếu không có giải pháp khẩn cấp…

Ven biển Tây Cà Mau thường xuyên xảy ra sạt lở với chiều dài 105 km. Nhiều năm qua, thông qua các nguồn vốn, địa phương đã xử lý được 28,5 km, hiện còn 76,5 km tiếp tục sạt lở, nhất là vào mùa mưa bão, tại những vị trí không còn đai rừng phòng hộ…  

Tính từ ngày đầu tháng 7/2020, trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã xảy ra 21 vụ sạt lở đất ven sông, chủ yếu tại huyện Năm Căn và Đầm Dơi với chiều dài 1.343m, làm thiệt hại 31 căn nhà của 27 hộ dân, gây hại đến hạ tầng xây dựng, tài sản khác…, gây sạt lở 122m lộ giao thông nông thôn, 10m lộ nhựa đường ô tô. Ước thiệt hại trên 2,3 tỷ đồng.

Nhiều vị trí không còn đai rừng phòng hộ, nhưng tốc độ sạt lở mái đê biển Tây (đoạn Hương Mai - Tiểu Dừa thuộc xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau) đang diễn tiến khá nhanh, dù hiện tại các nơi này được gia cố bằng cừ tràm và kè rọ đá.
Nhiều vị trí không còn đai rừng phòng hộ, nhưng tốc độ sạt lở mái đê biển Tây (đoạn Hương Mai - Tiểu Dừa thuộc xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau) đang diễn tiến khá nhanh, dù hiện tại các nơi này được gia cố bằng cừ tràm và kè rọ đá. 

Điều đáng lo nhất, những vị trí sạt lở này không còn đai rừng phòng hộ nên diễn tiến rất nhanh, sẽ tiếp tục mở rộng thêm trong thời gian tới khi mùa mưa bão đã bắt đầu, dù hiện tại các nơi này được gia cố bằng cừ tràm và kè rọ đá. 

Nhiều vị trí, sạt lở khoét dần vào chân đê, nguy cơ phá hủy thêm đê nếu không có giải pháp khẩn cấp, kịp thời trong gia cố bằng các giải pháp công trình kiên cố áp mái chân đê.

Đọc thêm