Tuyên Hóa (Quảng Bình) Khắc phục khó khăn, đổi mới sáng tạo để thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong những tháng đầu năm 2021, các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện miền núi Tuyên Hóa đã có nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn, đổi mới sáng tạo để thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của năm.
Đồng chí Vũ Đại Thắng- Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Tuyên Hóa
Đồng chí Vũ Đại Thắng- Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Tuyên Hóa

Với đặc thù của huyện miền núi, điều kiện, khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi so với các huyện khác trong tỉnh. Song huyện Tuyên Hóa đã bám sát sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, cấp ủy, chính quyền, mặt trận các cấp đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển kinh tế- xã hội. Nhờ đó năm 2020, có 18/19 chỉ tiêu kinh tế- xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 10,9% (kế hoạch 10,9%); Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 570,25 tỷ đồng, tăng 2,0%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 633,65 tỷ đồng, tăng 14%; thương mại- dịch vụ đạt 1054,05 tỷ đồng, tăng 14,5%; Tổng thu ngân sách 81,531 tỷ/77,8 tỷ đồng, đạt 104,8% kế hoạch năm; Thu nhập bình quân đầu người 38 triệu đồng/người/năm, đạt 100% KH, tăng 2,8 triệu đồng/người/năm so với năm 2019; Tổng sản lượng lương thực 20.865 tấn/18.500 tấn, đạt 112,8% kế hoạch; Tổng đàn gia súc 48.558/51.000 con, đạt 95,2% so với kế hoạch; Có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100% kế hoạch. Đến nay, toàn huyện có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 288 tiêu chí đạt chuẩn, tăng 14 tiêu chí so với năm 2019; bình quân đạt 16 tiêu chí/xã, 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đồng chí Trần Thắng- Chủ tịch UBND tỉnh (thứ 5 từ trái sang) kiểm tra công tác phòng chống lũ tại huyện Tuyên Hóa tháng 10 năm 2020 (lúc đó là Phó BT Thường trực)

Đồng chí Trần Thắng- Chủ tịch UBND tỉnh (thứ 5 từ trái sang) kiểm tra công tác phòng chống lũ tại huyện Tuyên Hóa tháng 10 năm 2020 (lúc đó là Phó BT Thường trực)

Có được những kết trên, trước hết là sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện đã thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt là, triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; duy trì diện tích nuôi cá ao hồ và nuôi cá lồng trên sông; kích cầu, tăng sức tiêu thụ hàng hóa tại địa phương; chú trọng cho vay trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu lao động, giảm nghèo; tạo môi trường thuận lợi thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với trận mưa, lũ lịch sử cuối tháng 10 vừa qua...

Đồng chí Lê Công Hữu (đi đầu) trong chuyến công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả lũ lụt tại xã Ngư Hóa (Tháng 10 năm 2020)

Đồng chí Lê Công Hữu (đi đầu) trong chuyến công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả lũ lụt tại xã Ngư Hóa (Tháng 10 năm 2020)

Mặc dù phải chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh và thiên tai, tuy nhiên sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng cơ bản phát triển ổn định và chuyển biến nhờ các giải pháp đồng bộ. Sau dịch bệnh và thiên tai, huyện đã tăng cường công tác quản lí các hoạt động thương mại, bình ổn thị trường, ngăn chặn các hoạt động gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trên địa bàn. Cùng với đó là đẩy mạnh chủ trương phát triển sản xuất và quan tâm đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở, đã góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2020, đạt 333,06 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ.

Năm 2020 , nhờ khai thác tốt tiềm năng lợi thế của địa phương, các mô hình kinh tế trang trại phát triển khá nhanh, chăn nuôi theo hướng tập trung, tăng sản lượng và giá trị hàng hoá. Các HTX xây dựng phương án, sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, điển hình như: HTX Xuân Mai, HTX 19/5, HTX Nuôi ong Quyết Thắng... từng bước xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Nuôi ong lấy mật tiếp tục được duy trì và phát triển, góp phần mang lại hiệu quả kimh tế cho người dân.

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Tuyên Hóa (thứ nhất từ trái sang) trao quà cho gia đình bị trôi nhà tại xã Ngư Hóa (tháng 10 năm 2020)
Đồng chí Bí thư Huyện ủy Tuyên Hóa (thứ nhất từ trái sang) trao quà cho gia đình bị trôi nhà tại xã Ngư Hóa (tháng 10 năm 2020) 

Bước sang năm 2021, để thực hiện tốt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện Tuyên Hóa nhiệm kỳ 2020- 2025 đề ra, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo; huyện Tuyên Hóa xác định tập trung thực hiện có hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Theo đó, huyện Tuyên Hóa chỉ đạo các địa phương đổi mới mô hình tăng trưởng;  thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi tập trung; Đề án nâng cao giá trị rừng trồng, gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giai đoạn 2021 - 2025. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm chương trình OCOP trên địa bàn huyện. Ổn định đàn trâu, tăng quy mô đàn bò, đàn gia cầm và một số vật nuôi khác.

Tiếp tục khuyến khích người dân phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Phát huy thương hiệu “mật ong Tuyên Hóa”, “Gà đồi Tuyên Hóa”. Mở rộng diện tích nuôi cá ao hồ ở những vùng có điều kiện và phát triển nuôi cá lồng trên sông, đưa vào sản xuất các loại giống cá có giá trị kinh tế cao.

Đồng chí Bùi Thanh Chuyên- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tuyên Hóa tham gia lễ khởi động dự án khôi phục rừng đầu nguồn sông Gianh tại bản Kè, xã Lâm Hóa
Đồng chí Bùi Thanh Chuyên- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tuyên Hóa tham gia lễ khởi động dự án khôi phục rừng đầu nguồn sông Gianh tại bản Kè, xã Lâm Hóa 

Tranh thủ tối đa nguồn vốn từ Trung ương, của tỉnh, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và thực hiện có lộ trình, các tiêu chí nông thôn mới, đồng thời nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. phấn đấu xây dựng xã Đồng Hoá đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021.

Trên lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ, huyện Tuyên Hóa tiếp tục mở rộng phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động đào tạo nghề, nhân rộng nghề nhất là nghề gắn với tiềm năng, thế mạnh của huyện; gắn với các lợi thế về phát triển nguồn nguyên liệu nông sản. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm thu hút lao động trên địa bàn. Phấn đấu năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đạt trên 379,69 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2020.

Thế mạnh của huyện Tuyên Hóa là trồng rừng kinh tế

Thế mạnh của huyện Tuyên Hóa là trồng rừng kinh tế

Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, huyện Tuyên Hóa quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu đổi mới về giáo dục- đào tạo, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận xã hội.

Củng cố quốc phòng- an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, xúc tiến kêu gọi đầu tư. Theo đó năm 2021, huyện Tuyên Hóa phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất tăng 11%; Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 587,7 tỷ đồng, tăng 2,7%; Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 721,2 tỷ đồng, tăng 13,8%; Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 1199,5 tỷ đồng, tăng 13,8%; Thu ngân sách trên địa bàn 76 tỷ đồng; Tổng sản lượng lương thực 18.500 tấn; đưa giá trị sản xuất chăn nuôi trong ngành nông nghiệp đạt 273,5 tỷ đồng, tăng 3,6%; Thu nhập bình quân đầu người: 42,8 triệu đồng/người/năm; phấn đấu 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2021 lên 09 xã.

Đọc thêm