|
Hiện tại, hai mươi cổ phiếu có giá trị niêm yết lớn nhất chiếm tới hơn 60,3% tổng giá trị niêm yết của HoSE – tức 20 mã này quyết định tới 60,3% quyền số tính Vn-Index.
Do Vn-Index và HNX Index đều được tính dựa trên cơ sở biến động giá trị niêm yết toàn thị trường (1) nên những mã có tỷ trọng vốn hóa lớn nhất sẽ tác động nhiều nhất tới biến động của các chỉ số.
Khi nói Vn-Index ngày 30/8 tăng 3,59% so với phiên trước thì có thể hiểu là tổng giá trị niêm yết tính theo thị giá của các cổ phiếu niêm yết tại HoSE đã tăng 3,59% so với ngày hôm trước.
Với mức tăng trên thì trong ngày 30/8, HoSE đã “lấy lại” được hơn 15.000 tỷ đồng giá trị thị trường, đạt gần 442.400 tỷ đồng(2) – tương ứng 23,36 tỷ USD (số liệu theo tính toán của CafeF).
Theo cách tính này, thì các cổ phiếu có vốn hóa càng lớn sẽ vai trò quyết định tới biến động của chỉ số càng nhiều – vì chỉ khi các cổ phiếu này tăng mạnh thì chỉ số mới có thể tăng mạnh và ngược lại.
|
Hiện tại, hai mươi cổ phiếu có giá trị niêm yết lớn nhất chiếm tới 60,32% tổng giá trị niêm yết của HoSE – tức 20 mã này quyết định tới 60,32% quyền số Vn-Index.
Bốn mã có tỷ trọng lớn nhất là VNM, BVH, VIC và MSN chiếm 23,76% vốn hóa toàn thị trường.
Mặc dù chiếm gần ¼ giá trị toàn thị trường nhưng các cổ phiếu này lại có thanh khoản rất thấp. Thời gian gần đây, các mã này ít khi đạt được trên 100 nghìn đơn vị/phiên và thường bị chi phối bởi động thái giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.
Đa số các mã còn lại đều có thanh khoản tốt, một số mã có thanh khoản tốt nhất thị trường như STB, SSI, OGC… Vừa có vốn hóa lớn lại vừa có thanh khoản cao nên nhiều nhà đầu tư coi đây mới thực sự là những “cổ phiếu dẫn dắt thị trường”.
Khi những mã này biến động mạnh có thể tạo hiệu ứng lan tỏa tác động tới những mã khác qua đó có thể tác động tới toàn thị trường.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý là 1 biến động vài cổ phiếu đơn lẻ không thể tác động mạnh tới chỉ số khi đa số các mã trong top 20 mã có vốn lớn nhất chỉ chiếm từ 1-2% giá trị toàn thị trường; ngay cả mã lớn nhất là VNM cũng chỉ chiếm 7%.
Các cổ phiếu này chỉ tác động đáng kể đến thị trường khi biến động cùng chiều. Nếu biến động trái chiều, các cổ phiếu này có thể triệt tiêu ảnh hưởng của nhau và khi đó vai trò dẫn dắt hoàn toàn có thể thuộc về những nhóm cổ phiếu nhỏ hơn.
Do liên tục giảm giá trong thời gian qua mà một mã số mã đã ra khỏi top 20 như DIG, PPC, REE, GMD
Xét theo nhóm ngành, chiếm đa số trong top 20 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất là nhóm ngành tài chính và bất động sản:
+ các cổ phiếu ngành tài chính có 7 mã: BVH, MSN, STB, EIB, PVF, SSI và VCB
Tại HNX, 20 mã có giá trị niêm yết lớn nhất chiếm khoảng 55,8% tổng giá trị toàn thị trường – tính theo giá đóng cửa ngày 30/8. Trong đó riêng ACB chiếm 18,8% giá trị toàn thị trường .
Một số mã có tỷ trọng lớn khác là VCG (5,4%), PVX (4,65%), PVS (4,27%), SHB (3,42%), PVI (2,66%), KLS (2,4%), VND (1,95%)…
Do SQC đã điều chỉnh giảm lượng cổ phiếu tính index của SQC nên cổ phiếu này hiện chỉ còn chiếm tỷ trọng 1,03% - tức biến động của SQC không còn tác động nhiều tới Vn-Index.
|
Các mã có tỷ trọng giá trị niêm yết lớn nhất trên 2 sàn |
(1) (2): Vốn hóa được tính bằng tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với thị giá. Lượng cổ phiếu đang lưu hành bao gồm tổng lượng cổ phiếu đã phát hành trừ đi cổ phiếu quỹ. Một số doanh nghiệp chỉ niêm yết 1 phần nhỏ lượng cổ phiếu như VCB, CTG và 1 số doanh nghiệp FDI.
Trong khi đó, giá trị niêm yết được tính bằng số lượng cổ phiếu niêm yết (gồm cả lượng cổ phiếu giả định đã niêm yết được tính ngay khi chốt quyền mua và cổ phiếu quỹ) nhân với thị giá.
Một trường hợp đăc biệt là SQC: cổ phiếu này niêm yết toàn bộ 100 triệu cổ phiếu, nhưng do SQC có những tác động bất thường tới chỉ số chung nên Hni đã điều chỉnh chỉ tính 11,25 triệu cổ phiếu trong công thức tính HNX Index.