Những công trình của tình hữu nghị Xô-Việt

*Công trình xây dựng tổ hợp thủy lợi đồ sộ và nhà máy thủy điện Hòa Bình (1.920 MW) trên sông Đà, toàn bộ tổ hợp và nhà máy thủy điện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ ngày 19-12-1994. Tổ hợp thủy lợi, thủy điện Hòa Bình đã trở thành công trình kỹ thuật thủy lợi, thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.  

*Công trình xây dựng tổ hợp thủy lợi đồ sộ và nhà máy thủy điện Hòa Bình (1.920 MW) trên sông Đà, toàn bộ tổ hợp và nhà máy thủy điện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ ngày 19-12-1994. Tổ hợp thủy lợi, thủy điện Hòa Bình đã trở thành công trình kỹ thuật thủy lợi, thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
 

Ảnh tư liệu

Ảnh tư liệu

Công trình này đã giải quyết đồng bộ những vấn đề kinh tế quan trọng của miền Bắc Việt Nam, trước hết là bảo đảm tăng đáng kể việc sản xuất điện năng. Đến đầu năm 1995, khi tổ hợp này đi vào sản xuất điện năng đạt 16 tỷ kW giờ, nhờ đó đã đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu các nước trong khu vực về mức độ tiêu thụ điện năng. Ngoài ra, trong tổ hợp này đã xây dựng một hồ chứa nước có diện tích bề mặt 200 km2 với sức chứa 6 tỷ mét khối nước, cho phép chủ động điều chỉnh hiệu quả hệ thống thủy nông cho cả một khu vực rộng lớn của miền Bắc Việt Nam trên diện tích gần 1 triệu héc-ta đất trồng lúa.

*Ngày 19-6-1981, Chính phủ hai nước Liên Xô và Việt Nam đã ký kết Hiệp định thành lập Xí nghiệp liên doanh Việt-Xô trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía nam Việt Nam. Liên Xô đã cho Việt Nam vay khoản ngoại tệ (thỏa thuận ký ngày 13-8-1982) để chi phí mua sắm trên thị trường quốc tế những trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến nhất cho Xí nghiệp liên doanh mới với tên gọi “Vietsovpetro”. Các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực dầu khí biển, xây dựng, nghiên cứu khoa học, kinh tế từ các miền đất như Caspi, Xakhalin, Muốcmanxcơ, Crưm, Kalinhingrat được cử sang Việt Nam làm việc.

Ngày 26-6-1986, XNLD Vietsovpetro khai thác được tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ. Và sự kiện này chính là điểm khởi đầu hoạt động cho một ngành công nghiệp mới, được thực tế chứng minh là đầy triển vọng của nền kinh tế Việt Nam – ngành công nghiệp dầu khí. Trong những năm từ 1986 đến 1990 XNLD Vietsovpetro đã khai thác được 5,23 triệu tấn dầu với tổng giá trị thương mại đạt 738 triệu đô-la Mỹ. Ngày 16-6-1991, Chính phủ hai nước đã ký hiệp định liên chính phủ mới, khẳng định nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động liên doanh, phê duyệt vốn pháp định của XNLD là 1 tỷ 500 triệu đô-la Mỹ và ấn định thời hạn hoạt động của XNLD đến hết ngày 31-12-2010.

Ngoài ra, còn có những công trình hợp tác Xô-Việt quan trọng khác sử dụng các giải pháp kỹ thuật phức tạp và có vốn đầu tư lớn như:

- Cầu Thăng Long chiều dài 3.000 mét với hai tầng lưu thông bắc qua sông Hồng. Cây cầu này đã giúp giải quyết cơ bản những khó khăn trong vận tải đường sắt và đường bộ ở một vùng kinh tế quan trọng nhất của đất nước;

- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Quảng trường Ba Đình-Hà Nội. Lăng được xây dựng trong một thời gian rất ngắn, sử dụng các giải pháp kiến trúc và công nghệ cao;

- Cải tạo cụm ga đường sắt Hà Nội và mở rộng khổ ray cho tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, đồng thời bảo đảm chạy tàu bình thường trên tuyến đường sắt Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh;

- Hoàn thành xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại (640 MW) và nhà máy thủy điện Trị An (440 MW);

- Mở rộng mỏ apatit Lào Cai, nâng công suất sản xuất tinh quặng apatit lên 1,5 triệu tấn/năm;

- Xây dựng nhà máy xi-măng Bỉm Sơn với công suất 1,2 triệu tấn xi-măng mỗi năm;

- Khánh thành Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ nhiệt đới Việt – Xô.

NGUYỄN ĐÌNH LONG

(Theo cuốn “Liên Xô (Nga)-Việt Nam. Tình bạn đã được kiểm chứng qua thời gian”, Mat-xcơ-va, 2009)

Đọc thêm