Chị Nguyễn Thị H., (Quán Thánh, Hà Nội), con dâu của bà Th chỉ muốn chui xuống đất xấu hổ khi nghe mẹ chồng buông ra những câu tục tĩu.Chửi con cháu, chửi hàng xóm, chửi chẳng chừa ai"Này, cái con... ngủ chương mắt ra không chịu dậy à? Thế thì bỏ... vào mồm à?". Chị Nguyễn Thị H., (Quán Thánh, Hà Nội), con dâu của bà Th chỉ muốn chui xuống đất xấu hổ khi nghe mẹ chồng buông ra những câu tục tĩu. Mỗi sáng, mở mắt thức dậy là bà lớn giọng chửi. Con cháu đi làm, bà ra ngõ gây sự rồi chửi hàng xóm, xe ôm. Bà chửi tất cả những người lỡ may có tên trong bộ nhớ của bà. Bà Th năm nay mới 60 tuổi, là cán bộ về hưu. Các con của bà nói, hai ba năm nay, nhà có thêm người giúp việc. Không có việc gì làm, bà lân la quán trà vỉa hè trong ngõ. Ban đầu, chửi ít. Ngồi quán xá càng nhiều, càng chửi nhiều hơn và càng chanh chua tục tĩu.
Nhiều cụ vào trung tâm dưỡng lão nhưng vẫn chửi cả cán bộ của trung tâm. (Ảnh minh họa) |
Người giúp việc trong nhà bị bà chửi thậm tệ. Phải ngủ chung với bà, nghe bà chửi cả ngày đêm, không người giúp việc nào ở với gia đình chị H. được quá một tháng. Chồng của chị H. chỉ biết im lặng và an ủi vợ: “mình đâu có quyền được lựa chọn cha mẹ”. Nhưng vợ chồng chị cũng bàn nhau gửi mẹ vào trung tâm chăm sóc người già, với hi vọng "ở đó có bạn già hi vọng tính tình của bà sẽ thay đổi". Bà Y 72 tuổi (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng là một trường hợp tương tự. Bà chỉ đánh người giúp việc trong nhà, lái xe của con cái. "Con tao là... Đẻ được con sang, mát... rười rượi nhá...". Con cái của bà nghe những câu chửi của mẹ mà đỏ cả mặt, chỉ sợ hàng xóm nghe thấy, hiểu nhầm. Họ họp nhau lại và quyết định gửi mẹ vào trung tâm chăm sóc người già.Bà giàu chửi bà nghèo trong trung tâm dưỡng lão Trong các trung tâm chăm sóc và bảo trợ người già của thành phố Hà Nội, có hai diện: GIÀU và NGHÈO. Diện NGHÈO là những phần đông các cụ, nằm trong diện được bảo trợ, có hoàn cảnh khó khăn. Diện GIÀU là những người vào đây tự nguyện, tức là được con cái bảo lãnh gửi vào trung tâm theo diện đóng góp riêng. Vừa nói vừa rơm rớm nước mắt, cụ bà Nguyễn Thị T. đang sống trung tâm chăm sóc và bảo trợ 3 (Từ Liêm, Hà Nội) kể: ở trong này, nhiều khi cũng bị “tra tấn” tinh thần. Toàn người già với nhau thôi nhưng không phải họ đều thương nhau."Nhiều người cậy có tiền luôn miệng chửi người khác. Khổ nhất là những ai mới vào thì bị bắt nạt nhiều lắm". Theo các cụ ở đây, việc “thanh trừng” của các cụ cũng ghê gớm không kém. Nếu cụ nào mà “tố giác” với cán bộ của trung tâm để các cụ này bị trung tâm gọi nhắc nhở, họ sẽ tính kế trả thù.Chửi cả cán bộ, trung tâm buộc phải gửi trả về nhà Theo ông Bùi Tiến Thành, Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc và bảo trợ 3, những cụ già trái tính khiến gia đình, con cháu không chịu nổi gửi cụ vào trung tâm đều là những trường hợp "bất trị". Khi vào trung tâm rồi, những cụ đó vẫn chứng nào, tật nấy không thay đổi. Nhiều cụ còn chửi cả y tá, cán bộ trong trung tâm. Ban đầu trung tâm sẽ gọi lên nhắc nhở và qua nhiều lần tái phạm sẽ chấm dứt hợp đồng."Đã có rất nhiều cụ đã rơi vào trường hợp bị trung tâm chấm dứt hợp đồng, gửi các cụ về lại với gia đình" - ông Tiến cho biết. Theo TS Phan Quốc Việt, chuyên gia về đào tạo Kỹ năng sống, Tổng Giám đốc Tâm Việt Group (chuyên Đào tạo, Huấn luyện, Tư vấn & Tuyển dụng), đối với những cụ già trái tính trái nết như thế này, gia đình, con cái của cụ nên tìm cho cụ một công việc để cụ làm. Khi có việc làm thì cụ sẽ không còn rảnh rỗi mà nghĩ, mà chửi con cháu. Ngoài việc tìm việc nên tìm bạn cho các cụ. Bạn già phải hiểu nhau, đồng cảm với nhau. Người già mà xung khắc, ở với nhau là đổ thêm dầu vào lửa.
Theo Bee.net.vn