Những người không có Tết

Đối với người Việt Nam, Tết luôn là dịp để cả gia đình sum họp, quây quần. Thế nhưng, có rất nhiều người vì công việc, vì mưu sinh mà nhiều năm liền chưa thể đón một cái Tết trọn vẹn bên gia đình.
Đối với người Việt Nam, Tết luôn là dịp để cả gia đình sum họp, quây quần. Thế nhưng, có rất nhiều người vì công việc, vì mưu sinh mà nhiều năm liền chưa thể đón một cái Tết trọn vẹn bên gia đình.Tăng ca, tăng kíp Đối với những công nhân vệ sinh ở TPHCM, đón Tết ngoài đường đã trở thành quen từ nhiều năm nay. Tết là lúc cao điểm của công việc, phải tăng ca ngày đêm với khối lượng công việc cao gấp nhiều lần so với ngày thường. Cưới vợ hơn 2 năm nay, nhưng chưa năm nào anh Tuyền (công ty Dịch vụ công ích Quận 1, TPHCM) được đón Tết cùng vợ. Anh cho biết, do được giao trực tại khu vực đường hoa Nguyễn Huệ, nên mấy ngày Tết là thời gian trực căng thẳng nhất để đảm bảo đường phố luôn sạch đẹp.“Trước giao thừa, đường phố phải sạch sẽ. Nhưng sau giao thừa, rác lại phủ kín đường”, anh Tuyền nói. Lúc ấy toàn bộ công nhân phải căng sức ra dọn để rạng sáng đường phố sạch sẽ. Khối lượng công việc tăng gấp nhiều lần.
Tết luôn là thời gian cao điểm làm việc của các công nhân vệ sinh
“Nhiều lúc vợ cũng buồn vì muốn được đi chơi Tết mà mình thì mệt chỉ muốn ngủ cho đã. Mấy ngày Tết, ngoài giờ làm việc, mình chỉ biết ngủ, cả nhà cũng coi như mất Tết vì mình” - Anh Tuyền nói. 16 năm làm việc tại Công ty Dịch vụ công ích Quận 1, chị Hoa không được đón Tết cùng gia đình và người thân. Chị kể: “Lúc chưa có chồng thì Tết bố mẹ lo cho hết. Tới khi có chồng rồi, chồng lại phải đứng ra lo”. Dù việc dọn dẹp nhà cửa, chăm lo Tết là trách nhiệm và bổn phận của người phụ nữ, nhưng đối với những nữ công nhân vệ sinh, công việc đã ngốn hết quỹ thời gian dành cho gia đình. Theo lời chị Hoa, không chỉ “bao trọn gói” việc dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa trong nhà, thậm chí vào dịp Tết chồng chị còn cùng chị xuống đường dọn dẹp cho nhanh xong việc.“Thương vợ, ổng cũng chịu khó đi phụ, thêm người làm thì công việc xong sớm, được về nhà sớm. Đêm giao thừa, vợ chồng cùng đi dọn rác nên con cái phải gửi ông bà trông hộ, sang mùng một mới qua đón về” - chị Hoa nói.Bám trụ mưu sinh Nhân viên bảo vệ tại các bến xe, nhà ga cũng phải chịu áp lực trong mấy ngày Tết. Anh T., nhân viên bảo vệ bến xe miền Đông tâm sự: “Căng thẳng nhất là khoảng thời gian từ 20 tháng Chạp trở đi. Thời gian trực của mỗi ca tăng lên tới 28 tiếng, thậm chí lúc cao điểm có thể lên tới 32 tiếng.Liên tục suốt mất chục tiếng đồng hồ không ngủ, vật lộn ngoài bến, về nhà mệt lử nên chỉ biết lăn ra ngủ. Ngủ dậy ăn mấy miếng là lại tới ca phải đi làm. Người lúc nào cũng mệt mỏi nên chẳng ai còn thiết tha gì Tết nhất nữa”. Theo lời anh T., đối với những nhân viên bảo vệ tại bến xe, việc ăn Tết ở bến xe đã trở thành truyền thống nhiều năm nay. Không được về nhà, nên họ tổ chức một bữa tiệc nhỏ, cùng nhau đón giao thừa.“Dù bận rộn, mệt mỏi, nhưng tới giao thừa, anh em cũng tranh thủ nghỉ tay, cùng nhau đón giờ khắc thiêng liêng nhất của một năm. Cũng có bánh tét, dưa kiệu… Ai cũng mong mỏi và hướng tới những điều tốt đẹp hơn trong năm mới” - anh T. kể. Vì mưu sinh mà nhiều người chấp nhận xa quê hương, gia đình để tranh thủ kiếm thêm chút tiền. Chị Bảng - làm nghề thu gom rác ở quận Gò Vấp đã có “thâm niên” gần chục năm đón Tết xa chồng con. Ngày cuối năm, nhà nào cũng dọn dẹp đón Tết, chị Bảy có thể lượm lặt được nhiều thứ trong số rác thải bỏ đi để bán. Sang đầu năm mới, nhiều gia đình cũng hào phóng cho luôn vỏ lon bia, vỏ hộp quà, bánh kẹo… nhờ thế mà chị cũng kiếm thêm được ít tiền. “Mỗi lần về quê tốn biết bao nhiêu tiền, nên thay vì về mình chịu khó ở lại, kiếm cũng khá hơn ngày thường”, chị Bảng nói. Anh Đức - công nhân làm việc tại KCN Tân Bình cũng không về quê dịp Tết, để ở lại TPHCM nặn tò he bán. Không hề buồn bã, anh hồ hởi kể: “Nghe nhiều người nói nặn tò he bán tại mấy công viên dịp tết kiếm được nhiều tiền, nên mình ở lại. Cố gắng kiếm ít tiền, dành dụm rồi mai mốt về hẳn quê, cưới vợ, làm ăn”. Còn rất nhiều người khác không có Tết, đó là trong những ngành nghề khác như bác sĩ, cảnh sát giao thông… phải trực tết ở bệnh viện, trên đường phố. Nhờ sự hy sinh thầm lặng của họ, người dân thành phố được đón những cái Tết an toàn, lành mạnh và vui tươi.
Theo Tiền Phong

Đọc thêm