Niềm vui từ những công trình

Một nhiệm vụ chủ yếu của ngành Tài chính  là bố trí vốn ngân sách cho đầu tư phát triển. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, với sự tham mưu của ngành, nguồn vốn ngân sách được đầu tư cho nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn của thành phố

Một nhiệm vụ chủ yếu của ngành Tài chính  là bố trí vốn ngân sách cho đầu tư phát triển. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, với sự tham mưu của ngành, nguồn vốn ngân sách được đầu tư cho nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn của thành phố như mở rộng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật  nhà máy xi măng, thủy tinh, bê tông đúc sẵn, thảm len, Cảng, các nhà máy đóng tàu, cơ khí, hệ thống cầu phà, vận tải thủy, vận tải hành khách… Cũng trong thời điểm này, nhiều công trình thủy lợi lớn được xây dựng như đắp đập ngăn sông Giá, mương An Kim Hải, cống trên sông Đa Độ… Đến bây giờ, đây vẫn là những công trình quan trọng của thành phố, tiếp tục huy động thêm nhiều nguồn lực để xây dựng, mở rộng,  góp phần đắc lực vào sự phát triển của Hải Phòng.

Tuyến đường Lê Hồng Phong (Khu đô thị Ngã Năm- Sân bay Cát Bi) được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách.
Tuyến đường Lê Hồng Phong (Khu đô thị Ngã Năm- Sân bay Cát Bi) được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách.

Từng thời kỳ, sức mạnh tài chính của thành phố được nâng lên rõ rệt khi số thu tăng với tốc độ cao, năm sau cao hơn năm trước và theo đó, nguồn vốn ngân sách chi cho đầu tư phát triển cũng tăng theo tương ứng. Đặc biệt, từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Hải Phòng có bước phát triển nhanh chóng, nguồn thu tăng nhanh, lần lượt vào các câu lạc bộ 500 tỷ đồng, 1000, 2000, 3000 tỷ đồng và năm 2010 là hơn 5700 tỷ đồng, tiềm lực đầu tư xây dựng cơ bản cũng lớn mạnh hơn nhiều. Không thể kể hết các công trình lớn do ngân sách giữ vị trí chủ chốt đầu tư nhưng có thể thấy nhiều công trình có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội to lớn, từ các nhà máy công nghiệp tới các bệnh viện, trường học, các công trình điện, nước, đường giao thông, cầu, cống, khu đô thị mới… Nguồn vốn ngân sách chi đầu tư phát triển lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2001 mới bố trí được 504 tỷ đồng, năm 2002 lên 769 tỷ đồng, năm 2004 là 1430 tỷ đồng, năm 2009 là 1685 tỷ đồng và dự kiến năm 2010 là 2360 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngoài nguồn vốn ngân sách địa phương, ngành Tài chính tích cực tham mưu, đề xuất huy động nhiều nguồn vốn khác từ ngân sách Trung ương, vốn vay và vốn ngoài ngân sách để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển ngày càng lớn. Từ những đồng vốn này, nhiều công trình, dự án lớn được hoàn thành góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của thành phố như cầu Bính, cầu Kiền, đường 10, đường Phạm Văn Đồng, Khu đô thị mới Ngã Năm- Sân bay Cát Bi; Khu công nghiệp Tràng Duệ, Tân Liên, Nam cầu Kiền, cải tạo hồ An Biên, hồ Mắm Tôm, cầu sông Mới, cầu Khuể và tới đây là cầu Rào 2, cầu Niệm 2…

Điều đáng nhấn mạnh là nguồn vốn ngân sách chi cho đầu tư phát triển không chỉ đúng, trúng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống  mà còn mang tính định hướng, dẫn dắt, mở đường để thu hút, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư của toàn xã hội. Đặc biệt là của các doanh nhân trong và ngoài nước đã, đang và sẽ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các công trình lớn khác như Khu đô thị công nghiệp, dịch vụ VSIP Hải Phòng, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải…, tạo nên sức bật lớn cho thành phố Hải Phòng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong niềm vui chung trên mỗi công trình của thành phố, có niềm vui, niềm tự hào của cán bộ, công chức ngành Tài chính Hải Phòng trong suốt 65 năm qua đã nỗ lực, cố gắng không ngừng để quản lý tốt nguồn vốn ngân sách, bảo đảm cân đối thu- chi, dành nguồn lực xứng đáng cho đầu tư phát triển thành phố.

Hồng Thanh

Đọc thêm