Chuyện tử tù Nguyễn Thị Oanh, người đàn bà cố tình có thai và sinh con ngay trong phòng biệt giam, nhằm thoát án tử hình đã vô tình đẩy 2 cán bộ quản giáo (trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình) vào tù.
Gần 5 năm sau, khi được hỏi, "chị nghĩ thế nào khi nỡ cướp đi tự do của người khác để đổi lấy tự do cho mình?". Oanh vừa khóc sụt sùi, vừa đáp: "Tôi ân hận lắm. Gia đình tôi đã nợ họ quá nhiều, món nợ tình cảm thì không có gì trả được".
Lập mưu thoát án tử hình
Cuối năm 2005, Nguyễn Thị Oanh bị tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên phạt tử hình vì tội buôn bán trái phép 20 bánh heroin.
Gần 5 năm sau, khi được hỏi, "chị nghĩ thế nào khi nỡ cướp đi tự do của người khác để đổi lấy tự do cho mình?". Oanh vừa khóc sụt sùi, vừa đáp: "Tôi ân hận lắm. Gia đình tôi đã nợ họ quá nhiều, món nợ tình cảm thì không có gì trả được".
Lập mưu thoát án tử hình
Cuối năm 2005, Nguyễn Thị Oanh bị tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên phạt tử hình vì tội buôn bán trái phép 20 bánh heroin.
|
Được gặp gỡ, chia sẻ tình cảm với người nhà - niềm vui vô bờ bến của các phạm nhân. Ảnh: Thu Trang |
Trong những ngày bị nhốt tại phòng biệt giam, chờ thi hành án tử hình, Oanh đã nảy sinh tình cảm với một người tù tự giác, chuyên làm nhiệm vụ đưa cơm cho các tù nhân khác ở Trại tạm giam Hòa Bình. Với nhan sắc "trời cho", người đàn bà 3 con này dễ dàng "bắt" mất hồn phạm nhân Nguyễn Trường Thiên. Ở thời điểm đó, Thiên sắp đến ngày được trả tự do, còn Oanh, đang mòn mỏi đợi đến ngày bước ra trường bắn.
Mối tình qua song sắt âm ỉ cháy trong tâm tưởng đôi nhân tình này. Mối tình càng được dịp bùng phát khi có sự giúp đỡ của 2 cán bộ quản giáo Nguyễn Thuyên và Bùi Văn Quyết. Phạm nhân Thiên đã nhiều lần được cán bộ mở cửa cho vào buồng biệt giam để "thăm hỏi" Oanh.
Mọi chuyện vỡ lở, khi cái thai trong bụng Oanh vừa tròn 12 tuần tuổi. Chuyện tử tù có thai đã làm xôn xao dư luận, khiến Bộ Công an phải vào cuộc điều tra. Hơn 1 năm sau, vụ án được đưa ra xét xử. Cùng thời điểm đó, Oanh đã sinh ra một bé trai kháu khỉnh, bụ bẫm. Vì có đứa bé, Oanh nghiễm nhiên được giảm từ tử hình xuống án chung thân. Còn 2 cán bộ quản giáo Thuyên và Quyết, thì bị phạt tù ngay tại nơi họ từng làm việc. Trước khi gặp Oanh tại Xuân Nguyên (Hải Phòng) chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với 2 phạm nhân Nguyễn Thuyên và Bùi Văn Quyết ở Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình. Cả hai người đều từng là quản giáo, nhưng vì Oanh mà trở thành phạm nhân. Thuyên bị tòa án tỉnh Hòa Bình tuyên phạt 60 tháng tù giam về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
|
Phạm nhân Nguyễn Thuyên. |
Để chị thoát án tử hình, vài lần, đích thân em gái Oanh đến tận nhà riêng Thuyên để biếu quà. Số tiền 1,5 triệu đồng, kèm những món quà quê và lời ngọt nhạt của đối tượng, cộng thêm sự thiếu bản lĩnh, Thuyên đã "sập bẫy" chúng. Những ngày ở trại giam, Thuyên cay đắng khi nghĩ về gia đình. Điều khiến anh ân hận nhất là "cú ngã" ấy chính là nguyên nhân khiến cho cha anh bị sốc và phát bệnh động kinh. Mẹ Thuyết vừa bị tai nạn giao thông gãy xương đùi, phải đóng đinh cố định một chỗ, nhưng anh lại không thể ở bên chăm sóc.
Thuyên từng là niềm hy vọng, sự tự hào của cả gia đình. Nhưng sai lầm của anh khiến cả gia đình rơi vào khủng hoảng. Mẹ Thuyên càng khổ sở vì căn bệnh tim hành hạ. Khi trái gió trở trời, bà vừa phải chịu đựng cơn nhức nhối của cái chân còn đóng đinh, vừa chăm sóc người chồng bệnh tật. Là con trai cả, nhưng không phụng dưỡng được cha mẹ lúc ốm đau, kiệt quệ, Thuyên phải sống trong tâm trạng vò xé. Cảnh người vợ giáo viên nhạc họa, lếch thếch mang con về Hà Nội dạy thuê kiếm tiền nuôi con, luôn khiến lòng Thuyên quặn thắt.
Đêm tân hôn trong trại giam
Còn Bùi Văn Quyết, 22 tuổi, mới vào nghề được hơn 2 năm thì "vấp ngã". Quyết là con trai cả trong một gia đình thuần nông, dưới Quyết còn 3 đứa em thơ dại. Quyết là trụ cột gia đình, là chỗ dựa của dòng họ. Khi anh bị bắt, những tưởng đã mất hết tất cả, nhưng người yêu Quyết là một cô giáo Mường ngoan hiền và nết na vẫn một mực thủy chung. Quyết được cho tại ngoại trong quá trình sắp đưa vụ án ra xét xử. Người yêu anh tình nguyện bước lên xe hoa bằng một đám cưới giản dị và tình yêu mãnh liệt. Tuần trăng mật của đôi vợ chồng trẻ diễn ra trong căn buồng hạnh phúc của trại giam. Quyết được hưởng niềm hạnh phúc vô giá là được làm bố. Trong năm vừa qua, cả 2 người đều được giảm án từ 4 đến 6 tháng.
|
Từ khi sinh con và thoát án tử hình, Oanh chỉ viết một lá thư duy nhất gửi cho chồng đang cải tạo ở trại giam Tân Lập. |
Quyết từng tâm sự với tôi: "Hôm giáp mặt với Nguyễn Thị Oanh, em chẳng nói thêm lời nào nữa. Cảm giác ê chề ứ lên tận cổ. Em giận chị ta sao nỡ lợi dụng lòng tốt của em và anh Thuyên? Còn nhớ, khi Oanh đòi đi khám thai, em còn cười bảo: "Thôi chị đừng “cò quay” nữa, chẳng ích gì đâu". Nhưng mọi chuyện vẫn xảy ra đúng như trình tự của nó. Chị ta thuê luật sư, gỡ tội tử hình cho mình. Lúc đó em mới té ngửa: Chị ta đã lập mưu đưa mọi người vào bẫy.
Sau phiên tòa ấy, cả Thuyên và Quyết đều không nhận được bất cứ thông tin gì về người đàn bà với phi vụ buôn bán 20 bánh heroin với đứa bé ra đời từ ngục tối.
Tình yêu hay cạm bẫy?
Trước khi chúng tôi gặp Nguyễn Thị Oanh tại trại giam Xuân Nguyên - Hải Phòng, bé Thiên Ngọc đã được em gái của Oanh đưa về quê ở Thái Nguyên nuôi dưỡng.
Dù được Trung tá Lều Quang Hòa (Đội trưởng trinh sát) dẫn vào gặp, nhưng Oanh định từ chối nói chuyện với các nhà báo. Sau vài phút thuyết phục, Oanh trải lòng tâm sự: "Những ngày chờ thi hành án tử hình ở trại giam Công an tỉnh Hòa Bình, chính là quãng thời gian khủng khiếp nhất đối với tôi. Thời gian trôi qua mỗi ngày chậm chạp và dài vô tận. Tôi chẳng biết làm gì, ngoài việc dỏng tai lên nghe từng bước chân đi về phía buồng biệt giam. Mỗi tiếng động, mỗi bước chân bước đến phòng giam, đều liên quan chặt chẽ đến sự sống còn của bản thân tôi. Khát khao được sống, được tồn tại trên cõi đời này, tôi đã trút vào những mảnh thêu xinh xắn. Tôi đã xé áo quần của mình để khâu bằng được những chiếc vỏ gối xinh xắn, tặng cho Thiên để bày tỏ tình cảm. Không ngờ, hình ảnh ấy của tôi "đóng đinh" vào tâm hồn chai sạn của người đàn ông mạnh mẽ và cô đơn của Thiên".
Sự tự giác của Thiên dễ dàng lấy được cảm tình và sự tin tưởng của cán bộ Nguyễn Thuyên- Bùi Quyết. Còn Oanh "phím" cho cô em gái, chịu khó "chăm sóc" 2 cán bộ quản giáo nói trên, để họ tạo điều kiện cho Oanh gặp gỡ Thiên dễ dàng hơn.
Về phần Thiên, biết tin Oanh mang thai, anh từng khẩn khoản đề nghị Oanh nên phá thai kẻo ảnh hưởng đến người khác. Oanh kể: "Tôi từng có nhiều đêm mất ngủ, suy nghĩ và ám ảnh bởi câu nói chí tình của Thiên: "Hãy nghĩ đến những người đã giúp đỡ mình, đừng vì mạng sống của chính mình mà đẩy họ vào bước đường cùng Oanh ạ". Nhưng lòng ham sống, sợ chết và bản năng tham lam của Oanh đã chiến thắng, Oanh quyết tâm giữ lấy thai nhi, làm bùa hộ mệnh cho mình.
Tôi nhớ lại cuộc nói chuyện đầy khó khăn với Nguyễn Thuyên cách đây vài tháng. Cả Thuyên và Quyết đều muốn quên cái tên Nguyễn Thị Oanh từ lâu. Thuyên sinh năm 1977, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Cảnh sát 1, Thuyên về Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình công tác. Thời điểm vụ việc không mong muốn xảy ra, Nguyễn Thuyên đã mang hàm Đại uý, làm quản giáo khu giam giữ. Nguyễn Trường Thiên (40 tuổi) - phạm nhân đang chấp hành hình phạt 5 năm tù tại đây và cũng là tác giả của bào thai trong bụng Nguyễn Thị Oanh, khi ấy rất được cán bộ trại tạm giam tin tưởng vì anh ta hiền lành, chăm chỉ, quê lại ở tận Đồng Nai.
"Suốt thời gian tôi làm quản giáo ở đây, Thiên chưa bao giờ có người nhà đến thăm, ngày lễ, ngày Tết, trong khi những phạm nhân khác được gia đình, bạn bè thăm hỏi rất đông thì Thiên vẫn lặng lẽ làm công việc hàng ngày. Những lúc ấy cũng chỉ có cán bộ quản giáo và bạn tù chia sẻ. Thiên là phạm nhân tự giác, rất hiền lành, tử tế, có nhiệm vụ đưa cơm cho các tử tù và dọn dẹp vệ sinh. Cho đến thời điểm vụ việc xảy ra thì chỉ còn rất ít thời gian nữa là Thiên được trả tự do. Tôi biết họ yêu nhau và đã tạo điều kiện để họ bày tỏ tình cảm với nhau. Một kẻ tử tù, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời trong buồng biệt giam, không tương lai, luôn phấp phỏng vào một buổi sáng nào đó sẽ bị đưa ra trường bắn, một chút tình họ nhận được trước khi chết, tôi không nỡ lấy đi...".
Tình yêu của Oanh và Thiên thắm thiết như thế nào, chỉ có người trong cuộc mới hiểu và nó làm cho những kẻ xung quanh xúc động. Những phạm nhân bị giam cùng với Oanh đều biết tình yêu này, những quản giáo như Thuyên và Quyết cũng biết nhưng họ không ngờ thực ra đó là một âm mưu Oanh đã ấp ủ từ lâu hòng giúp mình thoát khỏi tội chết. "Tôi nghĩ đơn giản là Oanh sắp phải trả giá cho tội lỗi của mình nên tình cảm của chị ta với Thiên đã khiến tôi xúc động. Người ta sắp chết mà còn khao khát được yêu, nên tôi đã giúp chị ta được sống những ngày cuối cùng trên cõi đời này thật sự hạnh phúc, như thế có thể chị ta "đi" sẽ thanh thản hơn...". Cầu mong sự tha thứ Nghe kể đến đây, Oanh đã bật khóc nức nở. Oanh kể lể: "Tôi thề độc rằng, đã có lúc tôi định phá thai. Thật không thể chịu được mỗi khi thấy thầy Quyết đến gần phòng biệt giam, bị các phạm nhân khác nói gần nói xa: "Thầy không cẩn thận thì sắp vào đây ở với bọn em rồi... Tôi chẳng muốn khơi dậy nỗi đau này làm gì? Tôi nợ Thuyên - Quyết một món nợ lớn - Món nợ ân tình này sẽ không bao giờ tôi trả nổi. Chỉ mong sau này có điều kiện trở về để báo đáp họ thôi". Tôi hỏi: "Sao hôm ở tòa chị không nói lời xin lỗi họ?". Oanh chỉ im lặng. Giữ lại được mạng sống của mình, được đưa về trại giam Xuân Nguyên cải tạo, Oanh được tạo điều kiện để chăm sóc con suốt 3 năm trong trại giam. Xét thấy bé Ngọc cần được sống trong môi trường bình thường, Oanh đã gửi con về quê với các anh của nó. Nói về người đàn ông của mình, Oanh ngượng ngùng: "Chồng tôi (cha của 3 đứa trẻ) hiện đang thụ án 20 năm tại trại giam Tân Lập (Phú Thọ). Tôi không biết anh ấy có còn giận tôi vì đã phản bội anh ấy nữa hay không? Chỉ biết rằng, tôi giữ lại được mạng sống của mình bằng cách trà đạp lên hạnh phúc của người khác... Điều này đã trở thành nỗi đau và ám ảnh ghê gớm” - Oanh nói: "Bé Thiên Ngọc không có bố mẹ ở bên, nhưng tôi không đau lòng, không thương bằng thương anh Thuyên - anh Quyết. Tôi đã khóc không biết bao nhiêu ngày mỗi khi nhớ về họ. Nỗi đau đó bao gồm cả sự ân hận và mong họ hãy tha thứ cho tôi”. Mọi người chê trách Oanh chỉ vì mạng sống mà không từ thủ đoạn đê hèn. Nhưng Oanh giải thích: "Tôi thực tâm có tình cảm với Thiên, tôi yêu Thiên ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trong những lá thư gửi về cho ba con trai với người chồng trước (chưa li hôn), tôi luôn căn dặn các con phải luôn kính trọng, lễ phép với Thiên". Mặc dù đang mang án chung thân, nhưng Oanh vẫn hy vọng với chính sách nhân đạo của Nhà nước, Oanh sẽ tích cực cải tạo để được có ngày đoàn tụ với gia đình. Tuy nhiên, Oanh khẳng định: "Tôi sẽ không trở về ngôi nhà cũ trên Thái Nguyên. Bởi tôi không biết chồng tôi có chấp nhận không? Anh ấy sẽ ra tù trước tôi, mà tôi thì đã phản bội anh ấy, đây là điều không thể tha thứ được". Từ khi sinh con và thoát án tử hình, Oanh chỉ viết một lá thư duy nhất gửi cho chồng đang cải tạo ở trại giam Tân Lập. Oanh nhắn chồng cố gắng cải tạo tốt để mau về với các con. Oanh dồn hết tình cảm cho Thiên, nhưng vẫn khuyên Thiên nên hàn gắn với người vợ cũ vì ngày về của Oanh còn xa lắm. Tuy nhiên, Oanh bảo, nếu Thiên chờ, còn sống một ngày sau khi mãn hạn, Oanh cũng sẽ về đoàn tụ. Nói đến đây, Oanh đột nhiên khóc to hơn, Oanh trách móc: Mỗi khi nhắc lại, tim tôi đau lắm. Các chị có ở trong hoàn cảnh của tôi thì mới hiểu hết được. Lần sau các chị đừng tìm tôi để nói chuyện nữa". Chúng tôi nhìn nhau thầm nghĩ: "Oanh đáo để hơn chúng tôi hình dung". Chưa đợi phóng viên hỏi tiếp, Oanh nói: "Kể ra thì cũng chẳng sao đâu, nhưng tâm lý quan trọng lắm. Tôi vốn là con người không phải là bạc tình bạc nghĩa gì? Ở nhà hay ở tù, tôi chưa bao giờ làm đau lòng người khác. Tôi nói thật là tôi không bao giờ dám làm gì để gây đau khổ cho người khác, kể cả nói cho họ đau tôi cũng không nỡ lòng nào nói. Chỉ vì cái tình nghĩa, số phận... mà nó cứ đeo đẳng mãi như thế này, tôi buồn lắm"(!) Chúng tôi im lặng, ai có mặt trong buổi nói chuyện đó cũng thấy bị "sốc". Những giọt nước mắt, sự ăn năn của người đàn bà này, liệu có xuất phát từ con tim? Đâu đó, có bóng dáng của sự giả dối? Chẳng lẽ hơn 20 bánh heroin mà Oanh đã buôn, nếu phi vụ ấy trót lọt, hẳn đã giết chết tương lai của bao nhiêu con người. Lẽ nào Oanh coi việc này không phải là một việc ác? Tôi nghi ngờ tình yêu của Oanh dành cho Thiên, khi Oanh nói ra lời yêu thương từ cuống họng. Oanh đã nhân danh tình yêu, mà sẵn sàng trà đạp lên sự nghiệp và hạnh phúc của người khác, để mưu cầu hạnh phúc cho chính mình. Một người như thế liệu có thể yêu người khác hơn chính bản thân mình không nhỉ?
Theo Thùy Chi
GĐ&XH
GĐ&XH