Ở Mỹ, rác thải trở thành báu vật

Trong một động thái nhỏ về bảo tồn và một bước đại nhảy vọt về logic, Uỷ ban lịch sử California đã bỏ phiếu bảo vệ hai thiết bị thu thập nước tiểu, 4 túi nôn và hàng chục mảnh vụn, hiện bị vứt ở một nơi cách bang này 400.000km.

Trong một động thái nhỏ về bảo tồn và một bước đại nhảy vọt về logic, Uỷ ban lịch sử California đã bỏ phiếu bảo vệ hai thiết bị thu thập nước tiểu, 4 túi nôn và hàng chục mảnh vụn, hiện bị vứt ở một nơi cách bang này 400.000km.

Đây không phải là chuyện đùa, hoàn toàn không phải.

Rác mặt trăng được coi là báu vật của bang California (Ảnh Nasa)

Với lập luận để tăng cường nhận thức về những đóng góp của bang đối với sứ mệnh lên mặt trăng của tàu vũ trụ Apollo 11 lẫn những đe doạ tiềm tàng từ những đối tượng xâm phạm mặt trăng, Uỷ ban nguồn lực lịch sử Hạ viện bang California hôm 29/1 đã nhất trí xếp 100 mẩu rác vũ trụ, dụng cụ khoa học và vật lưu niệm vào danh sách những thứ được bảo vệ. 

Milford Wayne Donaldson, viên chức bảo vệ lịch sử cho biết, nguyên nhân của quyết định chưa từng có này rất đơn giản: hàng loạt công ty tại California đã phục vụ cho sứ mệnh Apollo và những sản phẩm làm bằng tay của họ vẫn còn ý nghĩa lịch sử to lớn với bang, bất kể là lúc này nó ở đâu hoặc nó đã được sử dụng vào mục đích gì.

"Những vật đó có ý nghĩa lớn hơn nhiều là việc nó có tới từ cách đây hàng trăm nghìn kilomet hay không. Tất cả là những phần cấu thành sự kiện", ông Donaldson nói. 

Khi tàu Apollo 11 thực hiện sứ mệnh đổ bộ mặt trăng lịch sử, lo ngại về sức nặng của con tàu, các nhà thám hiểm mặt trăng đã vứt lại đằng sau hàng tấn rác, gồm cả các túi đựng thức ăn rỗng, thiết bị điện tử và vài lọ chứa chất thải cơ thể.

Trong khi rác thải vẫn là rác thải, thì California là một trong vài bang của nước Mỹ lại tìm cách bảo vệ những món đồ này khi mà nhiều nước đang có ý định thực hiện các sứ mệnh lên mặt trăng cũng như thiết lập ngành du lịch vũ trụ. 

Nguồn: VietNamnet

Đọc thêm