Thi thể nạn nhân có thể bị bác sĩ buộc đá trước khi ném xuống sông ?

(PLO) - BS Trần Đình Hiệu (nguyên trưởng Trưởng khoa Tim nhi của bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, Xanh Pôn) cho rằng có ba nguyên nhân khiến xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền khó tìm thấy là: do người ném buộc đá vào người nạn nhân, do bị tiêm quá nhiều thuốc kháng sinh, bị mắc vật cản dưới lòng sông.
Thi thể nạn nhân có thể bị bác sĩ buộc đá trước khi ném xuống sông ?

Thi thể nạn nhân có thể bị buộc đá

Bác sĩ Trần Đình Hiệu khi nghe lại câu chuyện đồng nghiệp gây chết người rồi ném xác nạn nhân xuống sông Hồng khiến ông cảm thấy đau lòng cho ngành y tế. Nói về xác nạn nhân bị ngâm nước hơn 6 ngày và chưa tìm thấy ông cho biết: “Sau khi ngâm nước quá lâu, thi thể sẽ bị biến dạng về hình thể do nhiễm độc nước, ví dụ như mặt mũi sưng lên, bụng phù nề, trương phềnh… đây là triệu chứng xảy ra trước khi thi thể bị thối rữa. Thi thể bị hủy hoại do vi trùng, vi khuẩn ở trong nước, thậm chí là bị các loài như cá, rắn rỉa thịt khi thi thể đang phân hủy”.

Ông phân tích thêm: “6 ngày là thi thể đã bị rữa ra nhiều rồi. Nếu xét về mặt y học thì thi thể nữ sẽ thối rửa nhanh hơn nam giới. Thi thể thối rữa cũng phụ thuộc vào môi trường nước, nếu môi trường nước càng bẩn thì thi thể càng thối rửa nhanh hơn. Như ở sông Hồng thì thi thể ở giữa dòng nước sẽ thối rữa chậm hơn so với ở hai bên bờ”.

Cơ thể chị Huyền sẽ không bị nước vào bên trong vì chị Huyền chết trước lúc tiếp xúc với nước, vì thế  theo bác sĩ Hiệu thì: “Cơ thể nạn nhân sau 2 – 3 ngày sẽ bị phân hủy từ ngoài vào trong do vi trùng xâm nhập từ ngoài vào. Còn bên trong cơ thể sẽ bị chướng hơi, lúc đấy thì vi trùng phát triển mạnh bởi đây là môi trường hiếm khí, và tất cả nội tạng trong cơ thể sẽ bị hủy hoại,  theo nguyên tắc acximet thì thi thể sẽ đẩy cơ thể nổi lên”.
Bác sĩ Trần Đình Hiệu
Bác sĩ Trần Đình Hiệu
Nói về việc chưa tìm thấy thi thể nạn nhân khi đã hơn 6 ngày, bác sĩ Trần Đình Hiệu suy đoán rằng có thể bác sĩ Tường buộc đá vào nạn nhân để phi tang, vì thế mà cũng có thể xác nạn nhân không bao giờ nổi lên được, và điều này cần hỏi lại thủ phạm rõ ràng hơn. Bởi theo ông thì thi thể nạn nhân khi chìm dưới nước khoảng 2, 3 ngày thì bắt đầu nổi lên.

“Điều này cũng tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể của từng người, nếu người nào bé, nhẹ thì sẽ nổi nhanh hơn, còn người nào nặng thì sẽ nổi chậm hơn. Cộng thêm vào đó là nếu môi trường càng bẩn, vi trùng càng nhiều thì thi thể càng nổi nhanh hơn” Bác sĩ Hiệu cho biết thêm.

Theo bác sĩ Hiệu thì cũng có thể do nạn nhân bị tiêm kháng sinh nhiều quá nên thi thể khó nổi, có thể 1 tuần mới nổi lên được. Ông giải thích: “Có thể nạn nhân do bị tiêm quá nhiều kháng sinh, thì xác sẽ lâu hủy hoại bởi do kháng sinh chống lại vi trùng. Nhưng tất nhiên thi thể cũng sẽ bị hủy hoại vì bên ngoài môi trường nước như ở sông Hồng thì rất lớn”.

Một nguyên nhân vật lý nữa mà bác sĩ Hiệu cho rằng thi thể không nổi được là có thể thi thể bị mắc vật cản dưới lòng sông nên không thể nổi lên. Còn nguyên nhân thi thể quá gầy như khung xương và không thể nổi được thì ông bác bỏ trong trường hợp của nạn nhân là chị Lê Thị Thanh Huyền vì theo thông tin trên báo chí cơ thể chị Huyền không thuộc trường hợp trên.

Nguyên nhân chết của nạn nhân có thể do bị sốc tim

Nói về việc sốc thì trong trường hợp ngoại lai thì mới có thể bị sốc, ví dụ như người ta lấy mỡ của người khác tiêm vào cơ thể của nạn nhân thì lúc đấy có thể bị phản vệ, dị ứng. Còn trong trường hợp của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền tự lấy mỡ của mình bơm vào ngực mình thì sẽ không thể xảy ra bị phản vệ trên.

Ông suy đoán về nguyên nhân cái chết của nạn nhân: “Mà theo tôi đó là do một bác sĩ khớp lại đi tiêm mỡ vào ngực nhưng thiếu kỹ thuật lại tiêm vào động mạch vú. Vì thế có thể gây ra nhồi huyết, nhồi huyết do khí hoặc do mỡ, nó theo dòng máu lên tim sẽ gây tắc mạch, gây ra nhồi máu cơ tim. Dẫn đến trụy tim mạch và gây ra cái chết của nạn nhân”.

Sau sự việc ông xảy ra, bác sĩ Trần Đình Hiệu cũng cảm thấy hành động của bác sĩ Tường hết sức dã man. “Trong trường hợp của bác sĩ Tường tại sao không gọi cho 115, hay trước cổng bệnh viện sao không đưa bệnh nhân đi cấp cứu? một mặt vợ của bác sĩ Tường cũng có mặt sao không khuyên chồng, khi chồng của mình đang quá lo sợ?” ông chia sẻ.

Bác sĩ Trần Đình Hiệu cũng cho rằng ngành y bây giờ có quá nhiều vấn đề và cần báo động. Ông cho rằng nguyên nhân gây ra các vụ án gần đây là do quản lý lỏng lẻo và do dùng tiền để có giấy phép hành y trái phép.

Đọc thêm