Thủ khoa từ gánh đồng nát của mẹ

Nguyễn Hữu Hùng - thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội với 29,5 điểm. Bố mẹ Hùng đều làm nông nghiệp. Để có tiền chu cấp cho Hùng học trên Hà Nội, mẹ em phải dựa vào gánh đồng nát và làm năm sào ruộng.

Nguyễn Hữu Hùng - thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội với 29,5 điểm. Bố mẹ Hùng đều làm nông nghiệp. Để có tiền chu cấp cho Hùng học trên Hà Nội, mẹ em phải dựa vào gánh đồng nát và làm năm sào ruộng.[links()]

 Nguyễn Hữu Hùng đang ôn luyện để thi vào lớp kỹ sư tài năng của trường ĐH Bách khoa
Nguyễn Hữu Hùng đang ôn luyện để thi vào lớp kỹ sư tài năng của trường ĐH Bách khoa

Chị Toan, mẹ Hùng, kể về những ngày em đạp xe một mình lên trường huyện học cấp 2: “Nhà tôi chỉ trông vào năm sào ruộng, không đủ nuôi hai con ăn học. Mâm cơm chỉ có rau, không mấy khi có thịt, nhưng mừng vì cháu luôn có ý thức tự học. Cấy mấy sào ruộng không đủ thóc ăn, hết vụ gặt, tôi lại tranh thủ đi nhặt đồng nát kiếm thêm".

“Ngày Hùng học cấp 2, nhiều lúc không có cơm ăn, tiền đóng học không có, tôi lại đi vay tiền. Nhặt đồng nát, đạp xe cả mấy chục kilômét trong ngày mong kiếm vài chục nghìn cho con ăn học” - chị Toan nhớ lại.

Giờ thì giai đoạn khó khăn của gia đình đã qua, chị Toan cũng không còn phải đi nhặt đồng nát nữa nhưng việc cấy, cày, gặt hái năm sào ruộng đều một tay chị làm hết: “Tôi bệnh tật, đau nhức xương suốt ngày nhưng con cái học giỏi là động lực để tôi vượt qua tất cả ”.

Hùng học chuyên toán của trường chuyên tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), vì vậy, khối A là thế mạnh. Hùng thi khối B như một cuộc dạo chơi, không ngờ vẫn đạt 29 điểm của Trường Đại học Y Hà Nội.

Tự nhận mình không có tố chất và học gần đội sổ hồi lớp 6, Hùng thấy cần phải quyết tâm học vì “thấy bố mẹ quá vất vả, nhọc nhằn và luôn khao khát em học giỏi”.

Sự cố gắng, miệt mài học tập của Hùng được đền đáp. Chỉ sau vài tháng học,  Hùng từ vị trí thứ 50 của lớp đã lên thứ 23. Sau một năm, Hùng xếp thứ ba của lớp. Đến lớp 8, Hùng trở thành một trong ba người giỏi nhất lớp.

“Em cố học để người ta không thể chê con nông dân, dù bố mẹ em có đi nhặt đồng nát thì em vẫn có quyền học giỏi chứ. Càng học, em càng thấy ham. Năm lớp 8, em đến ở nhà thầy trọ học, một tháng mới về thăm nhà một lần” - thủ khoa chia sẻ.

Cuộc sống gia đình khó khăn, không có tiền học thêm, thậm chí không có tiền mua sách vở, nhưng bằng ý chí, nghị lực và lòng ham học hỏi, những học sinh chân đất vẫn bứt lên giành ngôi quán quân trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng 2009.

Nhưng sau niềm vui, họ lại phải đối mặt với nỗi lo lớn: Biết dựa vào đâu để có tiền ăn học?

Theo Tiền phong

Đọc thêm