“Đằng nào tôi chả chết! Nếu tôi nằm xuống cũng đã có 2.000 bông hồng trắng cắm lên mộ. Lúc ấy, tôi cũng mãn nguyện lắm rồi”. Ông lão 82 tuổi vẫn thường bảo thế mỗi khi vợ ông ngăn cản không cho ông rong ruổi đạp xe khắp đó đây làm cái việc mà thiên hạ cho là “vô công rồi nghề”. Bao nhiêu bông hoa hồng là bấy nhiêu số phận bất hạnh được ông đưa về Hợp tác xã(HTX) Ngọ Hạ (Chuyên Mỹ - Hà Tây), tạo công ăn việc làm, mở ra một tương lai mới cho các em.
Chiếc xe đạp cà tàng và 10 năm rong ruổi
Ông được những đứa trẻ tôn xưng là “ông tiên”. Với người làng họ gọi ông là lão “gàn dở”, vì ông làm cái việc “vô công rồi nghề”. Còn với ông: Thiên hạ nói gì không quan trọng, miễn là ông được làm những việc ông thích và việc ấy không trái với lương tâm, đạo đức.
Dáng người nhỏ thó, khuôn mặt đăm chiêu, cả hàm răng chỉ còn lưa thưa vài cái, ông rong ruổi trên chiếc xe đạp cà tàng khắp thành phố Hà Nội. Công việc của ông là đi tìm những mảnh đời lang thang cơ nhỡ, những số phận bất hạnh, kém may mắn để giúp họ thoát ra khỏi sự bế tắc, tuyệt vọng trong cuộc sống. Người ấy chính là ông Hà Xuân Định, quê ở thôn Thượng – xã Vân Từ (Phú Xuyên – Hà Nội).
Ông được những đứa trẻ tôn xưng là “ông tiên”. Với người làng họ gọi ông là lão “gàn dở”, vì ông làm cái việc “vô công rồi nghề”. Còn với ông: Thiên hạ nói gì không quan trọng, miễn là ông được làm những việc ông thích và việc ấy không trái với lương tâm, đạo đức.
Dáng người nhỏ thó, khuôn mặt đăm chiêu, cả hàm răng chỉ còn lưa thưa vài cái, ông rong ruổi trên chiếc xe đạp cà tàng khắp thành phố Hà Nội. Công việc của ông là đi tìm những mảnh đời lang thang cơ nhỡ, những số phận bất hạnh, kém may mắn để giúp họ thoát ra khỏi sự bế tắc, tuyệt vọng trong cuộc sống. Người ấy chính là ông Hà Xuân Định, quê ở thôn Thượng – xã Vân Từ (Phú Xuyên – Hà Nội).
Chiếc xe đạp đã hoen rỉ nhưng vẫn lăn bánh trên khắp mọi nẻo đường, ròng rã suốt 10 năm qua ông cùng chiếc xe đạp ấy đã đổi thay biết bao nhiêu phận người. Phần lớn số trẻ này đều đã có công việc ổn định, nhiều em hiện đã thành ông chủ, bà chủ của các cơ sở sản xuất khảm trai.
Ông còn nhớ chuyến đi đầu tiên về huyện Ba Vì, biết bao nhiêu khó khăn và sự tủi hờn. Ông ngỏ ý giúp đỡ cho một gia đình có hai em bị tật nguyền, họ đã không tin, vì làm gì có ai lại tốt như thế. Có gia đình còn nghi ngại, cho rằng ông buôn bán trẻ em hoặc buôn bán nội tạng gì đấy đuổi ông ra khỏi nhà. Ông tìm tới chính quyền xã nhờ trợ giúp nhưng nhiều gia đình vẫn không tin. Thất bại trong chuyến đi đầu tiên, ông tiếp tục tìm tới những bãi rác, những ngôi miếu hoang, bến xe, khu chợ… để tìm những đứa trẻ đi ăn xin, trẻ lang thang cơ nhỡ. Nhờ sự kiên trì thuyết phục cuối cùng cũng có những đứa trẻ theo ông về HTX Sơn khảm Ngọ Hạ.
Năm tháng dần qua đi, với sự cần mẫn thuyết phục của ông nhiều gia đình đã chấp thuận. Số lượng trẻ em mà ông đưa về HTX cứ thế nhiều lên, nhiều cháu chỉ sau mấy tháng được ông đưa về HTX đã có công ăn việc làm và gửi tiền về cho gia đình. Tên tuổi và uy tín của ông cũng nhờ thế được nhiều người biết đến.
Ông tâm sự: “Nhiều lần đến thăm các cháu ở HTX, đứa bíu chân, đứa nhảy lên cổ, có đứa sụt sịt khóc... Chúng dấu xe, dấu dép, thu mũ của tôi vì không muốn cho tôi về. Những lần như thế tôi nấn ná chơi với chúng thêm một tiếng. Khi ra về, chúng ùa theo, đứa nào, đứa nấy mặt rười rượi buồn nhưng những đứa trẻ khác đang chờ tôi ở một nơi nào đó vì thế tôi không thể ở lại thêm được”.
Chủ tịch HTX Ngọ Hạ nhiều lần ngỏ ý đề xuất mua cho ông một chiếc xe đạp điện để ông công tác cho thuận tiện. Nhưng lần nào ông cũng khất lần, khất lượt với lí do chiếc xe đạp của ông vẫn còn tốt, hơn nữa ông không quen dùng những thứ hiện đại.
Từ cơ duyên đến sự đồng cảm
Ông vẫn còn nhớ, năm 2001, một tổ chức của nước ngoài tìm về làng để tuyển tình nguyện viên với công việc đi tìm các trẻ lang thang, trẻ mồ côi, tật nguyền về để dạy nghề, tạo việc làm bền vững cho trẻ em bất hạnh và những trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều người tham dự buổi tuyển cộng tác viên đó nghi ngại vì họ biết rằng sẽ không có lương bổng, duy nhất có một cánh tay của ông đưa lên. Họ nhìn nhau lo ngại: Không biết ông lão có đủ sức hay không?
Mọi người đọc bức thư ông viết mới hiểu hết hoàn cảnh và tâm sự của ông rồi họ quyết định giao việc cho ông. Tất thảy đều ngạc nhiên một ông lão sinh năm 1930 vẫn ham hố làm chuyện từ thiện. Nhưng rồi họ đã hiểu ra, vì họ biết: Ông Định mồ côi cha từ bé, phải đi ở đợ, làm thuê làm mướn. Chính những vất vả cực nhọc của tuổi thơ đã khiến cho ông có sự đồng cảm sâu sắc với những số phận không may mắn.
Ông còn nhớ chuyến đi đầu tiên về huyện Ba Vì, biết bao nhiêu khó khăn và sự tủi hờn. Ông ngỏ ý giúp đỡ cho một gia đình có hai em bị tật nguyền, họ đã không tin, vì làm gì có ai lại tốt như thế. Có gia đình còn nghi ngại, cho rằng ông buôn bán trẻ em hoặc buôn bán nội tạng gì đấy đuổi ông ra khỏi nhà. Ông tìm tới chính quyền xã nhờ trợ giúp nhưng nhiều gia đình vẫn không tin. Thất bại trong chuyến đi đầu tiên, ông tiếp tục tìm tới những bãi rác, những ngôi miếu hoang, bến xe, khu chợ… để tìm những đứa trẻ đi ăn xin, trẻ lang thang cơ nhỡ. Nhờ sự kiên trì thuyết phục cuối cùng cũng có những đứa trẻ theo ông về HTX Sơn khảm Ngọ Hạ.
Năm tháng dần qua đi, với sự cần mẫn thuyết phục của ông nhiều gia đình đã chấp thuận. Số lượng trẻ em mà ông đưa về HTX cứ thế nhiều lên, nhiều cháu chỉ sau mấy tháng được ông đưa về HTX đã có công ăn việc làm và gửi tiền về cho gia đình. Tên tuổi và uy tín của ông cũng nhờ thế được nhiều người biết đến.
Ông tâm sự: “Nhiều lần đến thăm các cháu ở HTX, đứa bíu chân, đứa nhảy lên cổ, có đứa sụt sịt khóc... Chúng dấu xe, dấu dép, thu mũ của tôi vì không muốn cho tôi về. Những lần như thế tôi nấn ná chơi với chúng thêm một tiếng. Khi ra về, chúng ùa theo, đứa nào, đứa nấy mặt rười rượi buồn nhưng những đứa trẻ khác đang chờ tôi ở một nơi nào đó vì thế tôi không thể ở lại thêm được”.
Chủ tịch HTX Ngọ Hạ nhiều lần ngỏ ý đề xuất mua cho ông một chiếc xe đạp điện để ông công tác cho thuận tiện. Nhưng lần nào ông cũng khất lần, khất lượt với lí do chiếc xe đạp của ông vẫn còn tốt, hơn nữa ông không quen dùng những thứ hiện đại.
Từ cơ duyên đến sự đồng cảm
Ông vẫn còn nhớ, năm 2001, một tổ chức của nước ngoài tìm về làng để tuyển tình nguyện viên với công việc đi tìm các trẻ lang thang, trẻ mồ côi, tật nguyền về để dạy nghề, tạo việc làm bền vững cho trẻ em bất hạnh và những trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều người tham dự buổi tuyển cộng tác viên đó nghi ngại vì họ biết rằng sẽ không có lương bổng, duy nhất có một cánh tay của ông đưa lên. Họ nhìn nhau lo ngại: Không biết ông lão có đủ sức hay không?
Mọi người đọc bức thư ông viết mới hiểu hết hoàn cảnh và tâm sự của ông rồi họ quyết định giao việc cho ông. Tất thảy đều ngạc nhiên một ông lão sinh năm 1930 vẫn ham hố làm chuyện từ thiện. Nhưng rồi họ đã hiểu ra, vì họ biết: Ông Định mồ côi cha từ bé, phải đi ở đợ, làm thuê làm mướn. Chính những vất vả cực nhọc của tuổi thơ đã khiến cho ông có sự đồng cảm sâu sắc với những số phận không may mắn.
Ông Định lể lại. |
Sinh ra trong một gia đình nhà nông nhưng ông vẫn cố gắng kiếm tiền ăn học tử tế. Vì học hết lớp 12, lại biết tiếng Pháp nên ông tham gia công tác chính quyền từ năm 17 tuổi, lúc đó là nhân viên văn phòng Ủy ban Kháng chiến Hành chính huyện Tùng Thiện, tổng Sơn Tây.
Và rồi câu chuyện ông Định đi tìm trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, kém may mắn đã trở thành một giai thoại. Cứ tảng sáng khi người trong thôn xóm còn chưa kịp ra đồng, họ đã thấy ông đạp xe lóc cóc trên con đường làng. Càng đi ông càng nghiệm ra cuộc sống còn nhiều mảnh đời bất hạnh quá. Có những hôm đạp xe hơn trăm cây số, tối không kịp về nhà ông đành xin ngủ tạm ở nhà dân.
Vợ ông cùng các con thấy ông tuổi đã cao, sức đã yếu khuyên ông nên ở nhà kẻo ra đường biết bao nhiêu chuyện bất trắc. Ông chậc lưỡi: “Giời thương tôi nên tôi vẫn còn khỏe lắm!”.
“Còn sức ngày nào tôi còn đạp xe đi tìm các cháu ngày ấy!”
Dù năm nay đã bước sang tuổi 82 nhưng ông vẫn ham đi lắm. Dù mưa hay nắng người dân Phú Xuyên vẫn thấy ông mải miết đạp xe đi dọc các con đường quốc lộ, rồi vào tận từng làng, từng ngõ, từng nhà để hỏi xem những gia đình nghèo có muốn cho con em mình đi học nghề hay không?
Nếu khi ông ngã xuống chắc chắn ông sẽ có 2000 bông hồng bạch, đó cũng là ước nguyện của ông. Ông thường nói với những đứa trẻ rằng: Khi ông về bên kia thế giới cũng là lúc ông không còn được rong ruổi khắp đó đây nữa thì mỗi đứa hãy cắm cho ông một bông hồng bạch, đừng nhang khói, phúng viếng làm chi cho mệt.
Nếu ngày hôm nay tôi đến muộn một chút có lẽ cũng đã không gặp được ông. Ông chuẩn bị xong xuôi giấy tờ để đi một chuyến đi dài hạn. Lần này vợ ông cản không cho ông đi. Ông khăng khăng: “Ở nhà cũng có làm được việc gì có ích đâu. Bà không cho tôi đi, tôi cũng sẽ đi, không cho tôi về thì tôi sang ở cùng các cháu. Tôi biết bà lo cho tôi, nhưng bà cũng phải hiểu tâm nguyện tuổi già của tôi mới chứ!”. Thế là bà Định đành để ông rong ruổi khắp đó đây.
Dù chẳng có một đồng lương nào nhưng ông vẫn làm. Với ông làm việc thiện mà vì tiền có lẽ ông sẽ không làm được. Điều làm ông vui nhất là những đứa trẻ được ông đưa về không chỉ có một công việc ổn định mà chúng còn thay đổi cả cách sống. Nhiều đứa trước kia mặc cảm với số phận, ra ra vào vào như người không hồn. Giờ được sống trong một môi trường đồng cảnh ngộ chúng lúc nào cũng tươi cười và sống có ích hơn.
Chia tay tôi ông vội vã dắt chiếc xe cà tàng để tiếp tục cuộc hành trình không mệt mỏi của mình. Ông với tay lấy chiếc túi quen thuộc, đội chiếc mũ cối bạc màu, rồi nói thêm: “Sống đến ngần này tuổi tôi cũng chẳng mong gì hơn, thôi thì khi nào còn sức thì tôi còn tham gia làm việc từ thiện”.
Nhìn dáng ông lão liêu xiêu trong cái nắng chiều cùng chiếc xe đạp cũ kỹ, tôi tự hỏi: Không biết cái thân già còm cõi ấy có đủ sức để tiếp tục cuộc hành trình đi tìm những đứa trẻ bất hạnh nữa hay không? Với niềm tin soi sáng và tình yêu bao la dành cho những đứa trẻ kém may mắn so với xã hội mong rằng ông sẽ làm thay đổi được nhiều số phận nữa.
Tự Lập
Và rồi câu chuyện ông Định đi tìm trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, kém may mắn đã trở thành một giai thoại. Cứ tảng sáng khi người trong thôn xóm còn chưa kịp ra đồng, họ đã thấy ông đạp xe lóc cóc trên con đường làng. Càng đi ông càng nghiệm ra cuộc sống còn nhiều mảnh đời bất hạnh quá. Có những hôm đạp xe hơn trăm cây số, tối không kịp về nhà ông đành xin ngủ tạm ở nhà dân.
Vợ ông cùng các con thấy ông tuổi đã cao, sức đã yếu khuyên ông nên ở nhà kẻo ra đường biết bao nhiêu chuyện bất trắc. Ông chậc lưỡi: “Giời thương tôi nên tôi vẫn còn khỏe lắm!”.
“Còn sức ngày nào tôi còn đạp xe đi tìm các cháu ngày ấy!”
Dù năm nay đã bước sang tuổi 82 nhưng ông vẫn ham đi lắm. Dù mưa hay nắng người dân Phú Xuyên vẫn thấy ông mải miết đạp xe đi dọc các con đường quốc lộ, rồi vào tận từng làng, từng ngõ, từng nhà để hỏi xem những gia đình nghèo có muốn cho con em mình đi học nghề hay không?
Nếu khi ông ngã xuống chắc chắn ông sẽ có 2000 bông hồng bạch, đó cũng là ước nguyện của ông. Ông thường nói với những đứa trẻ rằng: Khi ông về bên kia thế giới cũng là lúc ông không còn được rong ruổi khắp đó đây nữa thì mỗi đứa hãy cắm cho ông một bông hồng bạch, đừng nhang khói, phúng viếng làm chi cho mệt.
Nếu ngày hôm nay tôi đến muộn một chút có lẽ cũng đã không gặp được ông. Ông chuẩn bị xong xuôi giấy tờ để đi một chuyến đi dài hạn. Lần này vợ ông cản không cho ông đi. Ông khăng khăng: “Ở nhà cũng có làm được việc gì có ích đâu. Bà không cho tôi đi, tôi cũng sẽ đi, không cho tôi về thì tôi sang ở cùng các cháu. Tôi biết bà lo cho tôi, nhưng bà cũng phải hiểu tâm nguyện tuổi già của tôi mới chứ!”. Thế là bà Định đành để ông rong ruổi khắp đó đây.
Dù chẳng có một đồng lương nào nhưng ông vẫn làm. Với ông làm việc thiện mà vì tiền có lẽ ông sẽ không làm được. Điều làm ông vui nhất là những đứa trẻ được ông đưa về không chỉ có một công việc ổn định mà chúng còn thay đổi cả cách sống. Nhiều đứa trước kia mặc cảm với số phận, ra ra vào vào như người không hồn. Giờ được sống trong một môi trường đồng cảnh ngộ chúng lúc nào cũng tươi cười và sống có ích hơn.
Chia tay tôi ông vội vã dắt chiếc xe cà tàng để tiếp tục cuộc hành trình không mệt mỏi của mình. Ông với tay lấy chiếc túi quen thuộc, đội chiếc mũ cối bạc màu, rồi nói thêm: “Sống đến ngần này tuổi tôi cũng chẳng mong gì hơn, thôi thì khi nào còn sức thì tôi còn tham gia làm việc từ thiện”.
Nhìn dáng ông lão liêu xiêu trong cái nắng chiều cùng chiếc xe đạp cũ kỹ, tôi tự hỏi: Không biết cái thân già còm cõi ấy có đủ sức để tiếp tục cuộc hành trình đi tìm những đứa trẻ bất hạnh nữa hay không? Với niềm tin soi sáng và tình yêu bao la dành cho những đứa trẻ kém may mắn so với xã hội mong rằng ông sẽ làm thay đổi được nhiều số phận nữa.
Tự Lập