PAK FA – mối nguy đối với F-35

Ngày chính xác đưa máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga vào vận hành chưa được xác định. Nhưng sự kiện Nga tiến hành thử nghiệm PAK FA vào đầu năm nay đã tạo ra mối nguy thực sự đối với chương trình tiêu thụ chiến đấu cơ cùng thế hệ F-35 của Mỹ.

Ngày chính xác đưa máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga vào vận hành chưa được xác định. Nhưng sự kiện Nga tiến hành thử nghiệm PAK FA vào đầu năm nay đã tạo ra mối nguy thực sự đối với chương trình tiêu thụ chiến đấu cơ cùng thế hệ F-35 của Mỹ.

Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II do tập đoàn Lockheed Martin phát triển và sản xuất như nhằm thay thế chiến đấu cơ F-22 – dự án hiện đại nhưng đắt đỏ do Boeing và Lockheed Martin cùng thực hiện. F-35 được phát triển như một thiết bị vạn năng dành cho cả Không quân, Hải quân và quân đoàn lính thủy đánh bộ. Cả 3 phiên bản có tới 90% các bộ phận được tiêu chuẩn hóa cần phải rẻ hơn cả về khâu phát triển và sản xuất.

Bất chấp việc nhà sản xuất xếp F-35 thuộc dòng chiến đấu cơ thế hệ 5, máy bay này thua kém F-22 về mọi chỉ số liên quan đến ứng dụng chiến đấu. F-35 có vận tốc nhỏ hơn, độ linh hoạt kém hơn, lượng tải ít hơn, trần bay thấp hơn và lực đẩy vũ khí cũng nhỏ hơn. F-35 dễ bị radar phát hiện hơn và không có khả năng bay với vận tốc siêu thanh nếu không sử dụng chất đốt.

Mô tả ảnh.

Chiến đấu cơ F-35 Lightning

Trong khi đó, giá của F-35 lại không hề rẻ hơn so với “đàn anh” của nó. Theo đánh giá của của Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện nay giá mỗi chiếc F-35 là 138 triệu đôla, còn F-22 – 146,2 triệu đôla.

Ưu điểm duy nhất của F-35 là máy bay này không chứa đựng tất cả công nghệ tiên tiến sử dụng trên F-22 và có thể bán cho các đồng minh Mỹ để bổ sung cho Lực lượng vũ trang các nước mà không lo ngại bị rò rỉ công nghệ bí mật.

"Xe đạp mang giá xe mô tô"

Ngay sau khi PAK FA cất cánh lần đầu tiên hôm 19/1/2010, các chuyên gia độc lập đã có cơ hội phân tích những bức ảnh của máy bay này do Nga chế tạo và tranh cãi đã nổ ra. Nếu F-35 có giá như trên, không chỉ đồng minh của Mỹ không muốn dùng mà ngay cả Lầu Năm Góc "cũng mất hết hứng thú".

Các chuyên gia hàng không Australia là những người đầu tiên bày tỏ sự không hài lòng. Đại diện của Bộ Quốc phòng nước này với tính chất là khách hàng tiềm năng đã theo dõi cuộc diễn tập giả định tại căn cứ Không quân Mỹ trên đảo Hawai hồi tháng 8/2008.

Kết quả tập trận cho thấy, F-35 không có khả năng tác chiến tương đương với Su-35 của Nga bất chấp sự khác biệt về thế hệ máy bay. F-35 không thể chống đỡ được những tổ hợp phòng không của Nga. Những đại diện Bộ Quốc phòng Autralia đã bị gắn ràng buộc bởi thỏa thuận không tiết lộ thông tin bí mật với Mỹ nên họ đã im lặng.

Nhưng các chuyên gia của trung tâm phân tích độc lập Air Power Australia đã không im lặng khi kết quả cuộc diễn tập được công bố.

Trên website của trung tâm, hồi tháng 2/2010 đã xuất hiện những phân tích quan trọng đầu tiên về PAK FA trong đó họ chỉ ra rằng PAK FA của Nga được công nhận  là tương đương với F-22 của Mỹ còn tổ hợp F-35 được gọi là “xe đạp” mang giá bán của xe mô tô.

Sự vô lý của ý tưởng mua F-35 theo giá của F-22 càng ngày càng trở nên rõ ràng. Theo sau quân đội Australia, đại diện Bộ Quốc phòng Israel và Nhật Bản cũng đã bắt đầu gây áp lực lên chính phủ của nước mình. Cho đến lúc F-22 chưa có đối thủ cạnh tranh thì F-35 là máy bay “vạn năng” được các bên quan tâm hài lòng nhưng từ khi PAK FA thực hiện chuyến bay đầu tiên, nghi ngờ về sự tồn tại của chương trình F-35 đã xuất hiện.

Chiến dịch "cứu vớt" chương trình F-35

Việc đầu tiên trên bước đường "cứu vớt" chương trình F-35 là cố gắng cải thiện hình ảnh của máy bay này. Trong trận chiến giả định năm 2008, các nhà tổ chức đồng ý với khẳng định máy bay F-35 đã áp đảo máy bay Su-35 của Nga nhưng kết quả thử nghiệm lại không được tiết lộ.

Bước tiếp theo là chương trình hạ thấp uy tín của PAK FA của Nga cũng như bày tỏ những nghi ngờ về khả năng của Nga trong việc cấp kinh phí để tái trang bị Không quân nước này. Nhưng phân tích thông tin này thông qua các nguồn công khai sẽ tạo ra cơ sở cho rằng tổ hợp PAK FA của Nga là đối thủ đáng gờm của F-22. Còn nếu xét PAK FA từ góc độ của một mặt hàng xuất khẩu thì lãnh đạo tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga có thể trông mong vào số tiền có được từ việc xuất khẩu để mua máy bay dành cho Không quân Nga. Bất chấp việc sản xuất seri PAK FA bắt đầu vào năm 2015, PAK FA đã có khách hàng đầu tiên - Ấn Độ.

Một biện pháp nữa cải thiện hình ảnh của F-35 là công ty Lockheed Martin sẽ sử dụng sách lượt mới. Trong tuyên bố mới, công ty đưa ra giá mới của 1 chiếc F-35 là 60 triệu đôla – tức là rẻ hơn 2 lần so với tuyên bố của Lầu Năm Góc. Việc tuyên bố giá thành như trên của máy bay trong công ty được giải thích bằng những đánh giá không đáng tin cậy đã công bố trước đây trên báo chí.

Vấn đề là ở chỗ, giá một chiếc máy bay như trên là không tồn tại. Chiến đấu cơ bán theo lô, giá thành hợp đồng phụ thuộc vào số lượng của nó. Ngoài ra, bên cạnh máy bay, bên cung cấp cũng sẽ giao thiết bị đi kèm, vũ khí, và tài liệu kỹ thuật, thiết bị để sửa chữa và bảo dưỡng. Giá thành hợp đồng có thể bao gồm cả huấn luyện phi công và nhân viên kỹ thuật, cung cấp thiết bị huấn luyện, dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa cơ bản thiết bị cung cấp trong quá trình vận hành.

Ngoài ra, máy bay là một phần của tổ hợp toàn diện bao gồm hệ thống radar theo dõi, liên lạc, điều khiển, hệ thống tác chiến điện tử và chống chọi với hệ thống phòng không của kẻ địch. Nếu thiếu chúng bất kỳ máy bay hiện đại nào cũng sẽ yếu ớt và vô dụng.

Vì vậy, đánh giá gần đúng về giá thành mỗi máy bay chỉ có thể được đưa ra trong khuôn khổ một hợp đồng cụ thể. Nhưng có một sự thật là một vài chuyến bay của PAK FA đã khiến công ty sản xuất phải tuyên bố giá của F-35 giảm xuống 2 lần và đó là đòn tâm lý đánh vào chương trình máy bay xuất khẩu thế hệ 5 của Mỹ.

Theo vitinfo/Mekongnet

Đọc thêm