Phải có phim mới, phim hay

Sau hơn một tháng rưỡi thực hiện Nghị định 54/2010/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7-7-2010), trong đó có quy định về tỷ lệ 30% phim Việt trên truyền hình vào "giờ vàng" (20-22 giờ), một số đài đã bắt đầu điều chỉnh giờ phát phim Việt và tăng cường việc mua bản quyền phim Việt để có thể bảo đảm tỷ lệ theo quy định.

Sau hơn một tháng rưỡi thực hiện Nghị định 54/2010/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7-7-2010), trong đó có quy định về tỷ lệ 30% phim Việt trên truyền hình vào "giờ vàng" (20-22 giờ), một số đài đã bắt đầu điều chỉnh giờ phát phim Việt và tăng cường việc mua bản quyền phim Việt để có thể bảo đảm tỷ lệ theo quy định. 
 

Cảnh trong phim “Kiều nữ và đại gia” đang được chiếu vào giờ vàng trên sóng HTV1.

Cảnh trong phim “Kiều nữ và đại gia” đang được chiếu vào giờ vàng trên sóng HTV1.

Tuy nhiên, ngoài Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (HTV) và VTV đã vượt chỉ tiêu nói trên từ lâu thì việc phát phim Việt trên các đài "tỉnh lẻ" sau Nghị định 54/2010/NĐ-CP, về cơ bản mới chỉ dừng lại ở mức… đối phó.

Bên cạnh khung giờ 14h-14h50 hằng ngày phát phim Việt, từ ngày 11-7, Đài PT-TH Vĩnh Long dành liên tiếp hai khung giờ trên kênh THVL1: 19h - 19h45 và 20h30 - 21h15 các ngày trong tuần với hai bộ phim mới Giấc mơ cổ tích (40 tập) và Anh em nhà bác sĩ (30 tập). Trước đó, khung 20h30 - 21h15 dành cho phim ngoại và phim Việt phát vào khung 22h15 thì nay các vị trí này được hoán đổi. Từ ngày 2-8, kênh VTV9 của VTV dành khung 21h - 22h từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần cho phim Việt, bắt đầu là Lối rẽ (34 tập), rồi đến Tham vọng, Tam nam vẫn phú, Chuyện tình đảo Ngọc... Từ ngày 20-7, kênh CVTV2 của Trung tâm VTV tại Cần Thơ mở thêm giờ chiếu phim Việt, bên cạnh khung giờ 8h30 - 9h30 từ thứ hai đến chủ nhật từ trước nay vẫn phát phim Việt Nam.

Không chỉ dành “giờ vàng” phát phim Việt, có đài ký hợp đồng hợp tác mua bán bản quyền lâu dài với các nhà làm phim tư nhân. Hãng Phước Sang đã ký hợp đồng cung cấp phim nội với Đài PT-TH Bình Dương (BTV). Bắt đầu ngày 12-7-2010, từ 20-22h, BTV phát sóng Lâu đài tình ái (30 tập), tiếp theo sẽ là Lốc xoáy tình đời, Dấn thân vào nước mắt, Kỳ phùng địch thủ... mỗi phim đều từ 30-40 tập. Ở phía Bắc, bước sang năm 2010, kênh HTV1 của Đài PT-TH Hà Nội bắt đầu xếp lịch phát phim truyện Việt Nam vào 19h45 từ thứ hai đến thứ tư hàng tuần, thay cho trước đây khung giờ này thường do phim ngoại án ngữ. Các phim đang phát trên kênh này là Âm tính, tiếp theo đến Kiều nữ và đại gia… Hầu hết phim trên HTV Hà Nội đều mua bản quyền của Hãng phim TH TP Hồ Chí Minh.

Nhìn chung, Nghị định 54 đã tác động đáng kể đến cơ cấu giờ phim ở các đài. Tuy nhiên, mới chỉ những đài có diện phủ sóng rộng “bấm bụng” cắt “giờ vàng” xưa nay dành cho phim ngoại để phát phim nội. Với bán kính phủ sóng khoảng 100km, bao gồm các tỉnh: Long An, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và TP Cần Thơ… việc mở rộng giờ phim Việt trên kênh CVTV2 của Trung tâm VTV tại Cần Thơ có ý nghĩa không nhỏ, khi hầu hết các đài tỉnh khu vực này đều đang phát phim nước ngoài vào “giờ vàng”. “Điểm danh” các đài có khả năng như vậy trên cả nước chỉ hơn chục đài. Còn khoảng 40 đài “tỉnh lẻ” khác vẫn đang vô tư phát phim ngoại tràn lan cả ngày lẫn đêm. Nhưng ngay cả với các đài đã điều chỉnh khung giờ để thực hiện Nghị định 54, thì vẫn phát phim cũ chứ không bỏ tiền mua phim mới hay đầu tư sản xuất phim.

Việc các đài “tỉnh lẻ” hưởng ứng Nghị định 54 suy cho cùng phụ thuộc vào việc các kênh sóng có thu hút được các nhà quảng cáo “nhảy vào” hay không. Mà việc này do hệ thống thiết bị, máy móc ảnh hưởng đến vùng phủ sóng của đài đó cùng với nhiều yếu tố khác như: thói quen xem đài của người dân địa phương, mức độ thu hút khán giả của phim truyện Việt Nam ở đài đó và cả việc kênh sóng của đài đó có bị đài lớn “át vía” hay không… Chẳng hạn, Đài PT-TH Hà Nội cũng không dễ thu hút quảng cáo ngay cả khi phát phim truyện mới sản xuất vào “giờ vàng”. “Đưa phim đi chào thì số các nhà quảng cáo vào phim ở Đài Hà Nội chỉ ở mức vừa phải. Một phim chỉ bán được dăm bảy spot thì chả ăn thua. Vài chục spot thì đài mới có lãi và mình mới bõ công làm phim”, một đạo diễn đồng thời là phó giám đốc hãng phim tư nhân ở Hà Nội cho biết. Có lẽ đó là lý do khiến kênh HTV1 chỉ phát phim Việt từ thứ hai đến thứ tư, các ngày còn lại vẫn phát game show hay các chương trình khác. Kênh HTV2 “độc chiêu” phim ngoại mà không hề có phim Việt nào.

Việc các đài quan tâm đến tỷ lệ phim Việt và dành khung giờ riêng cho phim nội có thể coi là tín hiệu đáng mừng kích thích thị trường mua bán, trao đổi bản quyền phim truyền hình trong nước và thúc đẩy việc sản xuất phim ngày càng phát triển, hứa hẹn đem lại nhiều bộ phim có chất lượng hơn nữa. Tuy nhiên, nếu tiếp tục phát phim cũ và những phim không hấp dẫn thì việc thực hiện tỷ lệ phim Việt chỉ dừng lại ở hình thức và… đối phó. Dành khung giờ cho phim Việt nhưng phải có phim mới, phim hay thì mới thu hút được người xem và có như vậy quy

Đọc thêm