Ảnh minh họa. |
Lọt vào vòng Chung khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực CNTT-TT, sản phẩm dự thi của nhóm tác giả MIMAS đến từ Hà Nội đã khiến Hội đồng sơ khảo không khỏi bất ngờ thú vị. Đã nghe tới những giải pháp tương tự dành cho người bệnh ở các quốc gia phát triển, nhưng còn ở Việt Nam, có thể nói đây là công trình đầu tiên hỗ trợ người bệnh dù không thể lại… có thể vận hành một số thiết bị thông qua ý nghĩ.
Theo chia sẻ của Hoàng Anh Việt, trưởng nhóm MIMAS, sản phẩm ra đời dựa trên ý tưởng xây dựng công cụ hỗ trợ cho người bị một số bệnh liên quan đến thần kinh và bại liệt, Hệ thống số hoá tư duy con người sẽ là một công cụ giúp cho người bệnh trong việc giao tiếp với các thiết bị điện như tivi, đèn...một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
Đặc biệt, đối với những người bị mắc một số bệnh liên quan đến thần kinh (ví dụ như động kinh) thì hệ thống còn là một công cụ hữu hiệu để giúp bác sĩ và gia đình có thể giám sát tình trạng sức khỏe của người bệnh từ xa mà không cần phải thường xuyên đứng bên cạnh giường bệnh. Hệ thống sẽ đo sóng điện não, phân tích và chẩn đoán các trường hợp bất thường của người bệnh và báo ngay về cho bác sỹ và người thân qua thiết bị di động cầm tay.
Tại Việt Nam, số lượng người bị bại liệt và người bị bệnh liên quan đến thần kinh là tương đối nhiều, do đó ban đầu ý tưởng được đưa ra với mong muốn giúp cho người bệnh phần nào được sống thoải mái hơn trong thế giới mà họ đang có. Họ có thể độc lập điều khiển các thiết bị điện mà không mất quá nhiều công sức hay sự trợ giúp của người ngoài và hướng tới làm chủ một số công việc đơn giản hàng ngày vốn thuộc về họ. Người thân của họ vì thế cũng sẽ không bị vất vả khi chăm sóc họ như trước nữa.
Ý tưởng xây dựng sản phẩm ra đời vào tháng 5 năm 2009, sau một thời gian nghiên cứu và phát triển, nhóm đã hoàn thiện dần mô hình hệ thống thành một giải pháp dùng để số hóa được suy nghĩ của con người. Với mong muốn cao hơn trong việc làm sao để có thể giúp con người giao tiếp hiệu quả với thiết bị điện tử thông qua suy thì nhóm đã từng bước khai thác dần những khả năng và sức mạnh tiềm ẩn nằm trong lĩnh vực này.
Tại Việt Nam, sản phẩm là ý tưởng hoàn toàn mới với việc xây dựng một Framework (Một công cụ, hay còn là bộ khung) để phát triển các ứng dụng về sau dùng cho việc giải mã suy nghĩ của con người.
Còn với thế giới, lĩnh vực nghiên cứu này còn được biết đến với tên là Brain-Machine Interface viết tắt là BMI nghĩa là giao tiếp Não- Máy hay Brain-Computer Interface viếttắtlàBCI nghĩa là Giao tiếp Não-Máy tính. Dù cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng vẫn chưa đạt nhiều kết quả thật rõ ràng và không được cung cấp miễn phí để tham khảo rộng rãi.
Chính vì vậy, nhóm cũng thừa nhận, nếu đem so sản phẩm của MIMAS đang phát triển hiện nay với những sản phẩm, công trình nghiên cứu được nêu trên thì sản phẩm của nhóm chưa thể tốt và có chiều sâu bằng. Để đạt được kết quả thật sự như mong muốn thì cần thêm rất nhiều thời gian, công sức và tài chính hỗ trợ.
Điều mà nhóm hy vọng là trong tương lai, khi các yếu tố liên quan đủ điều kiện để có thể phát triển những ứng dụng dựa trên sản phẩm mà nhóm xây dựng sẽ góp phần tạo ra những công cụ thay đổi toàn bộ phương thức giao tiếp giữa con người và máy móc. Khi đó, con người sẽ không cần phải dùng chuột, bàn phím hay các thiết bị điều khiển bằng tay để ra lệnh cho máy móc nữa. Thay vào đó, máy móc sẽ có thể hiểu được ý muốn và thực thi những điều chúng ta muốn thông qua ý nghĩ hoặc cử chỉ.
Trong y học, có thể áp dụng để kết hợp xây dựng những thiết bị thay thế các bộ phận của con người và điều khiển thông qua sóng não, hay xây dựng những hệ thống giúp người bị bệnh tai biến phục hồi dần các chức năng…
Mở rộng hơn, sản phẩm Hệ thống số hoá tư duy con người còn có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác như an ninh. Ứng dụng phần mềm, có thể xây dựng những hệ thống phát hiện nói dối với độ chính xác cao, thậm chí có thể phân tích được tâm lý của tội phạm thông qua suy nghĩ. Rồi các giải pháp nhà thông minh cũng sẽ được thay đổi theo hướng giao tiếp này...
Nhưng tất cả những dự tính, thay đổi đó vẫn còn đang ở thì tương lai. Hy vọng, sản phẩm có tiềm năng ứng dụng Hệ thống số hoá tư duy con người sẽ là một trong những viên gạch đầu tiên của Việt Nam đặt nền móng cho những công trình nghiên cứu sâu hơn nữa trong tương lai.
Trong y học, có thể áp dụng để kết hợp xây dựng những thiết bị thay thế các bộ phận của con người và điều khiển thông qua sóng não, hay xây dựng những hệ thống giúp người bị bệnh tai biến phục hồi dần các chức năng…
Mở rộng hơn, sản phẩm Hệ thống số hoá tư duy con người còn có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác như an ninh. Ứng dụng phần mềm, có thể xây dựng những hệ thống phát hiện nói dối với độ chính xác cao, thậm chí có thể phân tích được tâm lý của tội phạm thông qua suy nghĩ. Rồi các giải pháp nhà thông minh cũng sẽ được thay đổi theo hướng giao tiếp này...
Nhưng tất cả những dự tính, thay đổi đó vẫn còn đang ở thì tương lai. Hy vọng, sản phẩm có tiềm năng ứng dụng Hệ thống số hoá tư duy con người sẽ là một trong những viên gạch đầu tiên của Việt Nam đặt nền móng cho những công trình nghiên cứu sâu hơn nữa trong tương lai.
(Theo Vnmedia)