Cái kết cho hai kẻ buôn “cỏ Mỹ” đòi lấy quán net làm nơi “giao dịch”

(PLO) - Tức giận vì bị chủ tiệm internet đuổi ra khỏi quán vì không cho buôn bán cỏ Mỹ , hai thanh niên liền nhặt đá ném tới tấp vào quán, phải ra trước vành móng ngựa vì tội “hủy hoại tài sản”.
Các bị cáo tại phiên tòa
Các bị cáo tại phiên tòa

Tại phiên tòa, người bị hại yêu cầu tòa xử đúng người đúng tội. Về số tiền bồi thường, người bị hại có chút “lo lắng” và cho rằng, khả năng đền bù của hai bị cáo rất mong manh. Bị cáo Phúc phải bồi thường 5 triệu đồng, bị cáo Hối bồi thường 3 triệu đồng. Cả hai đều đồng ý trước tòa sẽ bồi thường cho bị hại, nhưng trước câu hỏi “lấy tiền đâu để bồi thường”, cả hai bị cáo lại ngẩn ra, không ai trả lời được.

“Đại náo” quán nét

Mới 8h sáng mà trời nắng chang chang. Khoảng sân nhỏ trước tòa án trở nên vàng rực dưới nắng hè gay gắt. Hơi nóng hầm hập bốc lên từ nền xi măng nơi khoảng sân nhỏ, theo từng cơn gió hắt vào khán phòng khô rát.

Phòng xét xử chỉ lưa thưa vài người. Nhưng sự vắng vẻ ấy vẫn không khiến cho căn phòng nhỏ bớt đi chút oi bức. Sáu chiếc quạt trần vù vù trên đầu chỉ khiến cho không khí trong phòng xử nóng lên theo từng vòng quay của cánh quạt.

Hai bị cáo trong vụ án “Hủy hoại tài sản” do TAND thành phố Huế xét xử là Nguyễn Hữu Phúc (27 tuổi) và Dương Bách Hối (21 tuổi, đều ngụ tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). 

Bị cáo Phúc được tại ngoại, đến tòa cùng người em song sinh. Bị cáo Hối bị tạm giam trong một vụ án khác, ngồi bơ vơ một mình chờ đến giờ xét xử. Nhà cũng chẳng phải ở đâu xa xôi, nhưng không một bóng người thân đến dự.

Có lẽ vậy nên đôi mắt của người thanh niên mới qua tuổi 20 cứ cụp xuống mãi. Những lần ít ỏi ngước lên, ánh mắt vô thức lại liếc về ngã rẽ nho nhỏ dẫn lối từ cổng tòa án vào khán phòng. Nhưng lối nhỏ dưới bóng cây xanh rủ đầy hoa vàng ấy, thinh lặng không một bóng người.

Như thể hết kiên nhẫn, ánh mắt bị cáo thôi không còn ngóng trông bên ngoài, hoàn toàn cụp xuống, im lặng chăm chăm nhìn mặt bàn gỗ xỉn màu trước mặt. 

Một người dự khán rỉ tai: “Người nhà “hắn” không ai đến mô. Bị bỏ rơi rồi. Có lẽ họ còn muốn đứa con hư hỏng cứ ở trong đó đừng về nữa”. Chẳng biết có phải vì nghe được những lời rì rầm phía sau, mà tấm lưng ủ rũ của bị cáo bỗng chốc cứng đờ.

Vụ án xảy ra vào một đêm giữa năm 2017. Lúc đó đã là 10 giờ đêm, bị cáo Phúc chở bị cáo Hối đến quán internet trên đường Trần Phú để hỏi mua “cỏ Mỹ” (một dạng ma túy) sử dụng. Không may cả hai thanh niên đụng phải chủ quán internet.

Biết cả hai đến quán để tìm mua “cỏ Mỹ”, chủ quán nói với Phúc: “Tụi bây mua bán gì thì ra ngoài, ở đây là quán nét chứ không phải chổ bán cỏ”, sau đó thẳng tay đuổi Phúc ra ngoài. Hai bên sau đó xảy ra cự cãi dẫn đến mâu thuẫn, xô xát nhau.

Phúc nhặt đá ném vào quán, làm vỡ tấm kính cửa chính. Thấy vậy, chủ quán cũng không chịu thua, xách một cây rựa (lưỡi đã được bọc vải để bảo quản) chạy ra ngoài đuổi đánh Phúc nhưng không kịp nên quay trở lại quán. 

Vì bị ngăn trở việc mua bán, Phúc và Hối vẫn còn rất tức giận, nên sau đó tiếp tục đi nhặt đá, gạch ở dọc đường ném liên tiếp vào quán internet làm vỡ kính cửa chính, màn hình máy vi tính. Tổng giá trị thiệt hại là 6,5 triệu đồng. Chủ quán yêu cầu hai bị cáo phải bồi thường số tiền 8 triệu đồng. Cả hai bị cáo đều đồng ý nhưng đến ngày ra tòa cả hai vẫn chưa chịu bồi thường.

Phiên tòa hôm ấy, cả hai vợ chồng chủ tiệm net đều đến dự khán. Người phụ nữ kể, tiệm internet đó là do vợ chồng chị sang lại của người khác. Thời gian đầu, cả hai không hề biết, trong quán mình tồn tại một “ổ” mua bán cỏ Mỹ, là điểm nóng mà công an đang theo dõi. Các đối tượng này đến quán chơi internet.

Khi cần mua bán cỏ, chúng đều vào nhà vệ sinh để trao đổi. Bên ngoài, cơ quan chức năng chăm chăm nhìn vào. Bên trong, chủ quán cũng âm thầm lặng lẽ theo dõi. Phải mất gần hai tháng, chủ quán mới “thanh lọc” hết các đối tượng kia ra khỏi quán, chấp nhận mất một số lượng khách. 

“Tiễn” được những đối tượng chuyên mua bán, hút chích ma túy khỏi tiệm, vợ chồng chủ quán vui vẻ làm ăn. Khách của tiệm nét giờ chỉ có sinh viên ra ra vào vào. Nhưng không ngờ đêm đó Phúc và Hối lại đến quán tìm mua cỏ Mỹ, gây ra vụ xô xát.

Theo nữ chủ quán, từ ngày xảy ra vụ việc, khách của quán hầu hết là sinh viên một lần nửa rút đi hết vì sợ “họa trên trời rớt xuống”, khiến việc làm ăn của chị lại rơi vào bế tắc.

Cặp đôi bất hảo

Tòa hỏi bị cáo Phúc sử dụng ma túy từ khi nào? Phúc khai sử dụng từ năm 2010. “Hiện tại còn sử dụng không?”. “Dạ cai rồi”. “Cai bằng cách nào?”. “Dạ uống thuốc”. “Nếu cai rồi, vậy nửa đêm nửa hôm, bị cáo đi mua thuốc làm gì? Mua cho ai? Chẳng lẽ bị cáo bỏ tiền ra mua về nhìn? Bị cáo năm nay đã 27 tuổi, cha mất chỉ còn mẹ. Mình là con trai lớn trong nhà, sau còn có em. Lẽ ra phải có trách nhiệm cao hơn trong gia đình, là chỗ dựa của mẹ già, em nhỏ.

Đằng này bị cáo lại liên tục vi phạm pháp luật hết lần này đến lần khác. Mình làm anh cả trong gia đình, phải biết làm gương. Trách nhiệm của người con trai đầu là phải lo cho cha mẹ, sau này xây dựng gia đình thì lo cho vợ con. Bị cáo định sống buôn thả như vậy đến lúc nào?”. Trước một loạt chất vấn của tòa, Phúc im lặng đứng yên.

Phúc làm nghề sửa xe bên vỉa hè. Ngày kiếm được đôi ba trăm. Từ năm 19 tuổi, bị cáo bắt đầu sa chân vào ma túy, rồi trượt dài trên đường phạm pháp. Bị cáo từng phạm tội trộm cắp tài sản, từng bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. “Bị cáo quen biết thế nào với bị cáo Hối”, tòa hỏi.

Phúc khai là bạn bè. “Mình đã có nhân thân xấu, còn kết bạn với người có nhân thân còn xấu hơn cả mình. “Chọn bạn mà chơi” kiểu đó, có phải để thuận tiện rủ nhau đi làm việc xấu không?”. Phúc ủ rủ, lại lần nữa đứng yên không nói.

Bị cáo Hối năm nay mới 21 tuổi, nhưng có “bề dày” bất hảo còn nhiều hơn cả Phúc. Hai lần ra trước vành móng ngựa vì tội “trộm cắp tài sản”, một lần bị xử phạt bằng hình thức “cảnh cáo” cũng về tội trộm cắp tài sản. Lần vi phạm thứ 4, tội hủy hoại tài sản, Hối bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Thế nhưng trong thời gian đó, bị cáo lại đi trộm cắp tài sản nên bị bắt tạm giam.

Hối là con út trong gia đình có 4 anh em. Mẹ bị cáo đã qua đời. Vốn tính thích lêu lỏng, nên học mới đến lớp 6 thì bị cáo nghỉ học, sau đó đi học nghề sửa xe rồi làm thợ cho một tiệm sửa xe. Bị cáo khai làm sửa xe thuê, tiền kiếm không nhiều nhưng cũng đủ sống. “Nếu đủ sống, sao còn liên tục đi ăn trộm?”. Bị cáo cụp mắt xuống, không trả lời. 

“Mình không học chữ được thì đi học nghề. Có nghề nghiệp rồi thì lo chăm chỉ làm ăn, kiếm đồng tiền lương thiện để sinh sống. Cuộc đời mình còn dài phía trước, phải sống sao cho đàng hoàng, sau này còn xây dựng gia đình, sinh con dưỡng cái.

Bị cáo còn nhỏ như vậy mà đã liên tục phạm tội hết lần này đến lần khác. Bị cáo cứ định để cuộc sống sau này trôi qua một cách tăm tối như thế?”. Hối lí nhí khai, bảo đã hối hận rồi. Lần này sau khi chấp hành án xong, nhất định sẽ thay đổi, sẽ sống khác. 

“Lần nào ra đứng đây, bị cáo chẳng hứa hẹn kiểu đó. Nhưng tôi vẫn hy vọng, bị cáo nói được làm được. Cuộc đời mình, là do chính mình nắm lấy. Mình đi đường nào, đúng hay sai đều do chính mình quyết định. Mình còn trẻ như thế, không bao giờ muộn để bắt đầu làm lại cuộc đời”, vị hội thẩm khuyên nhủ.

Tại phiên tòa, người bị hại yêu cầu tòa xử đúng người đúng tội. Về số tiền bồi thường, người bị hại có chút “lo lắng” và cho rằng, khả năng đền bù của hai bị cáo rất mong manh. Bị cáo Phúc phải bồi thường 5 triệu đồng, bị cáo Hối bồi thường 3 triệu đồng. Cả hai đều đồng ý trước tòa sẽ bồi thường cho bị hại, nhưng trước câu hỏi “lấy tiền đâu để bồi thường”, cả hai bị cáo lại ngẩn ra, không ai trả lời được. 

Theo HĐXX, đây là một vụ án có đồng phạm, trong đó bị cáo Phúc là người khởi xướng và thực hiện tội phạm một cách tích cực, nên phải chịu trách nhiệm chính. Bị cáo Hối là đồng phạm với vai trò là người thực hiện.

Bị cáo Hối có 1 tiền án, chưa được xóa án tích, nay lại tiếp tục phạm tội do cố ý, nên phạm vào tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là “tái phạm”. Tòa tuyên phạt bị cáo Phúc 10 tháng tù giam, bị cáo Hối 9 tháng tù giam.

Tòa tan, trời trưa găng gắt nắng. Bị cáo Hối lủi thủi ra xe về lại trại tạm giam, chẳng có bóng người thân đến dự khán nên cũng chẳng có ai để an ủi, động viên. Bóng người thanh niên lẻ loi hắt lên sân tòa vàng rực đầy nắng, nhưng cũng đây cô đơn.

Tòa hỏi bị cáo Phúc sử dụng ma túy từ khi nào? Phúc khai sử dụng từ năm 2010. “Hiện tại còn sử dụng không?”. “Dạ cai rồi”. “Cai bằng cách nào?”. “Dạ uống thuốc”. “Nếu cai rồi, vậy nửa đêm nửa hôm, bị cáo đi mua thuốc làm gì? Mua cho ai? Chẳng lẽ bị cáo bỏ tiền ra mua về nhìn? Bị cáo năm nay đã 27 tuổi, cha mất chỉ còn mẹ. Mình là con trai lớn trong nhà, sau còn có em. Lẽ ra phải có trách nhiệm cao hơn trong gia đình, là chỗ dựa của mẹ già, em nhỏ.

Đằng này bị cáo lại liên tục vi phạm pháp luật hết lần này đến lần khác. Mình làm anh cả trong gia đình, phải biết làm gương. Trách nhiệm của người con trai đầu là phải lo cho cha mẹ, sau này xây dựng gia đình thì lo cho vợ con. Bị cáo định sống buôn thả như vậy đến lúc nào?”. Trước một loạt chất vấn của tòa, Phúc im lặng đứng yên.

Đọc thêm